Trung Quốc đóng vai trò như thế nào trong sự tan vỡ hiển hiện của bong bóng Bitcoin? Đó là chủ đề đang được bàn luận mới đây trong một bài báo cáo của Daily Express (Anh). Giá Bitcoin hôm nay 11/7: Chưa kịp tăng đã rơi đáy tháng Giá Bitcoin trượt khỏi vùng 6.400 USD, chuyện tăng trưởng về mức 7.000 USD CEO Binance: “Ngay cả khi giảm 70%, Bitcoin vẫn rất lạc quan!” Tôi xin lưu ý là tại thời điểm này, khi chúng ta đang nói về chuyện kinh tế, tôi không tin rằng Bitcoin là một bong bóng, nhưng nhiều người thì lại tin vào điều đó. Cho dù họ đúng hay sai đi nữa thì chúng ta cũng nên tranh luận một chút. Báo cáo bắt nguồn từ thực tế là kể từ tháng Chín năm 2017, việc mua và bán Bitcoin với RMB (Nhân dân tệ Trung Quốc) đã giảm từ 90% trong tổng số của thế giới xuống còn vỏn vẹn 1%. Phần lớn điều này tất nhiên là do quyết định cấm sử dụng tiền mã hoá mới ban hành ở Trung Quốc gần đây. Theo Daily Express: “Lệnh cấm hoàn toàn tiền mã hoá tại Trung Quốc bắt đầu được thực hiện vào tháng Hai năm 2018 khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) – cơ quan quản lý trung ương của các tổ chức tài chính và chính sách tiền tệ – đã ban hành một tuyên bố rằng họ sẽ chặn quyền truy cập vào tất cả các sàn giao dịch tiền mã hoá và các website dự án ICO trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sự giám sát đã được tăng cường trước khi lệnh cấm hoàn toàn được ban hành và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã xác nhận rằng họ đã đảm bảo một lối thoát không rủi ro dành cho 88 sàn giao dịch tiền mã hoá và 85 nền tảng giao dịch ICO, kể từ tháng Chín năm 2017.” Bây giờ, các chuyên gia tin rằng sự gia tăng lãi suất ở Trung Quốc trong khoảng thời gian từ tháng Chín năm 2017 đến tháng Hai năm 2018 có hai tác động lớn đến thị trường. Trước hết, nó kích thích giá Bitcoin tăng vọt lên tận mây xanh. Những cái giá trên trời và hàng loạt những loại tiền tệ mới nổi đã thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của giới đầu cơ Trung Quốc. Điều này lần lượt gây ra một số mối quan tâm, và cuối cùng, tỉ lệ 90% các giao dịch Bitcoin trên thế giới xuất phát từ Trung Quốc đã bắt đầu trở thành mối thách thức thực sự dành cho đồng Yuan (nhân dân tệ). Do đó, chính quyền đã phải thực thi một lệnh cấm. Thông qua lệnh cấm này, lãi suất của tiền mã hoá đã giảm và từ đó đã làm giá trị của các đồng tiền mã hoá giảm theo, gây ra điều mà nhiều người vẫn gọi là sự “vỡ bong bóng”. Chúng tôi nghĩ gì về điều này ư? Một lần nữa, tôi không nghĩ Bitcoin là một bong bóng, nếu nói theo cái nhìn của người làm kinh tế. Hơn nữa, tôi không dám chắc rằng số liệu thống kê được cung cấp bởi Daily Express là hoàn toàn chính xác, bởi họ không nói rõ rằng họ đang tuyên bố 90% giao dịch Bitcoin xuất phát từ Trung Quốc vào tháng Chín năm 2017, hay đơn giản là họ chỉ đề cập đến các giao dịch Bitcoin với RMB. Nếu trường hợp thứ hai đúng, khi biết rằng RMB thường chỉ được sử dụng ở Trung Quốc, Tây Tạng và Zimbabwe thì rõ ràng là 90% giao dịch Bitcoin-RMB sẽ xuất phát từ Trung Quốc. Trong cả hai trường hợp, các lập luận đều khá có ý nghĩa và thực sự những động thái được thực hiện bởi chính quyền Trung Quốc sẽ có tác động không nhỏ đến thị trường. Chúng tôi chỉ nghĩ rằng so sánh Bitcoin với bong bóng là một chút gì đó cực đoan trong chuyện này. Theo Cryptodaily.co.uk/Bigcoinvietnam Biên soạn lại Blogtienao.com Bài viết Trung Quốc đã chọc vỡ bong bóng Bitcoin như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Blogtienao.com. Nguồn: Blogtienao