Theo số liệu mà M-Lab - tổ chức nghiên cứu được thành lập bởi Google, Đại học Princeton và Viện Khoa học Công nghệ Mở (Open Technology Institute) của Mỹ - công bố, tốc độ Internet trung bình toàn cầu đã tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 7,4 Mb/giây lên 9,1 Mb/giây. Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 30/5/2017 đến ngày 29/5/2018, với hơn 163 triệu thử nghiệm trên toàn cầu. Tốc độ Internet Việt Nam cải thiện so với năm ngoái. Tốc độ Internet trung bình của Việt Nam được cải thiện rõ rệt khi xếp thứ 75 trên bảng xếp hạng, đạt 6,72 Mb/giây, tăng 23% so với 5,46 Mb/giây của cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ này cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á như Lào (thứ 98, tốc độ 4,29 Mb/giây), Cambodia (thứ 103, tốc độ 4,1 Mb/giây) hay Indonesia (thứ 83, tốc độ 5,77 Mb/giây) nhưng thấp hơn Thái Lan (thứ 40, tốc độ 17,6 Mb/giây) hay Malaysia (thứ 48, tốc độ 13,3 Mb/giây). Cũng theo số liệu này, châu Âu, Mỹ và các trung tâm kinh tế lớn của châu Á - Thái Bình Dương như Singapore, Nhật Bản, Đài Loan... đang dẫn đầu thế giới về khả năng cung cấp mạng băng thông rộng. Singapore là quốc gia dẫn đầu với tốc độ trung bình lên tới 60 Mb/giây, tăng từ 55 Mb/giây của năm ngoái, Thụy Điển xếp thứ hai với 46 Mb/giây, thứ ba là Đan Mạch với 43 Mb/giây trong khi Mỹ xếp thứ 20 với 26 Mb/giây. Tuy nhiên, vẫn có một số quốc gia đi xuống, như Trung Quốc đứng thứ 141 (năm ngoái đứng thứ 134), với tốc độ chỉ còn 2,4 Mb/giây. Các nước như Syria hay Somalia thậm chí ở dưới mức 1 Mb/giây. "Tốc độ băng thông rộng trung bình tăng 23% đã chứng tỏ các nước đang tập trung tốt hơn cho hạ tầng mạng Internet, đặc biệt là các nước châu Âu, Mỹ và châu Á", Dan Howdle, nhà phân tích viễn thông tiêu dùng của Cable, nhận định. Như Phúc (theo BGR) Let's block ads! (Why?)Theo Trang Công Nghệ