Ngày 10/7, Tổ chức Động vật châu Á giới thiệu hai cuốn sách “Chăm sóc và đảm bảo phúc lợi cho gấu ngựa và gấu chó tại trung tâm cứu hộ” và “Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc những cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu". Sách do các chuyên gia của Tổ chức Động vật châu Á biên soạn với thông điệp giảm thiểu tối đa việc sử dụng mật gấu trong cộng đồng và nâng cao năng lực cứu hộ, chăm sóc gấu cho các Trung tâm cứu hộ trên cả nước. Có hơn 800 con gấu đang được nuôi nhốt tại các trang trại ở Việt Nam. Ảnh: Tổ chức Động vật châu Á Theo TS Jill Robinson. MBE, sáng lập viên kiêm Tổng giám đốc Tổ chức Động vật châu Á, để có thể chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu lấy mật cần cứu hộ cho hơn 800 cá thể gấu còn đang sống trong các trại gấu trên khắp Việt Nam. TS Jill Robinson. MBE cho rằng, sau khi cứu hộ, một thách thức cần đặt ra là chăm sóc đúng cách, đảm bảo phúc lợi tốt nhất cho gấu sau nhiều năm bị bóc lột. Cuốn “Chăm sóc và đảm bảo phúc lợi cho gấu ngựa và gấu chó tại trung tâm cứu hộ” sẽ là tài liệu hướng dẫn thiết yếu cho việc chăm sóc gấu trong môi trường nuôi nhốt. Để chấm dứt được nạn nuôi nhốt gấu lấy mật, tại cuốn sách hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thuốc, các chuyên gia đã khuyến khích sử dụng thảo dược có tác dụng thay thế mật gấu trong Đông y. Sách bao gồm thông tin kỹ thuật như đặc điểm điều kiện sinh trưởng của 32 loài cây thảo dược, kỹ thuật gieo hạt trồng, chăm sóc cây, phòng bệnh an toàn và thu hoạch sử dụng, nhân giống… Trong số này có cây bạch chỉ, cúc hoa, cỏ đại, cỏ mật gấu, ngải cứu, nghệ đen, xuyên khung... Hai cuốn sách được in ấn với hình thức đẹp mắt. Ảnh: Tổ chức Động vật châu Á Tổ chức Động vật châu Á đã tài trợ và hợp tác xây dựng bảy vườn thảo dược thay thế mật gấu tại: Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Nghệ An, và Tây Ninh, trong đó có hai vườn tại Trung tâm Trải nghiệm Sáng tạo của trường THCS -THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Cầu Giấy và Trường tiểu học Phụng Thượng, Hà Nội. Tổ chức này đang lên kế hoạch tặng miễn phí hai cuốn sách thuộc lộ trình chấm dứt nạn nuôi gấu lấy mật và bảo tồn số lượng gấu còn lại trong tự nhiên vào năm 2023, và chấm dứt việc sử dụng mật gấu trong Đông y vào năm 2020. Phương Nguyên Let's block ads! (Why?)Nguồn VNExpress