Màng phủ này giúp sản phẩm không chỉ bóng, đẹp mà còn có khả năng diệt khuẩn tốt, không dính ướt, không dính bẩn, dễ lau chùi, không bong tróc, trầy xước. TS. Lê Quang Tiến Dũng và các cộng sự Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã chế tạo thành công màng mỏng nano TiO2 phủ trên các vật liệu gốm sứ dân dụng như chén, bát, cốc, gạch men, bồn cầu, chậu rửa… để tạo ra các sản phẩm gốm sứ cao cấp. Một trong những vật liệu nano được các nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu trong nhiều năm qua là vật liệu nano TiO2. Khả năng oxy hóa của vật liệu xúc tác như TiO2 làm giảm chất hữu cơ gây ô nhiễm trong không khí và nước đã được nghiên cứu hơn 20 năm qua. Chất bán dẫn TiO2 không độc và được làm chất phụ gia trong các sản phẩm khác nhau như mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm… Bộ ấm chén trà được phủ màng mỏng nano TiO2. Tuy nhiên, ở kích thước nano mét, vật liệu này là một chất quang xúc tác mạnh (hiện tượng sử dụng ánh sáng để kích hoạt các phản ứng hóa học) và được sử dụng rộng rãi như một vật liệu tự làm sạch cho lớp phủ bề mặt trong nhiều ứng dụng. Khả năng oxy hóa của TiO2 kích thước nano khi có chiếu xạ UV mạnh hơn nhiều so với các chất oxy hóa thường dùng để xử lý nước trước đây như clo, hydro peoxit hay ozon. Quá trình quang xúc tác này có thể áp dụng để xử lý nước sinh hoạt, nước thải, các chất hữu cơ độc hại và các chất màu. Chia sẻ với Tạp chí Khám phá, TS. Lê Quang Tiến Dũng - Chủ nhiệm đề tài, cho biết đề tài chế tạo thành công sản phẩm gốm sứ cao cấp trên cơ sở nano TiO2 với mục tiêu tạo ra màng mỏng quang xúc tác nano TiO2trên vật liệu gốm sứ. Màng phủ này giúp sản phẩm có khả năng diệt khuẩn tốt; có hiệu ứng ngọc trai như bóng, đẹp tạo nên tính thẩm mỹ cao; có hiệu ứng lá sen nên không dính ướt, không bám bẩn, dễ lau chùi; có độ cứng bề mặt cao, không bong tróc, trầy xước. "Do chủ động công nghệ chế tạo sản phẩm gốm sứ cao cấp trên cơ sở nano TiO2 nên sản phẩm sẽ có giá thành rẻ, hiệu quả kinh tế cao. Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu và đã chế tạo thành công màng mỏng nano TiO2 phủ trên các vật liệu gốm sứ dân dụng như chén bát, cốc uống nước, gạch men, bồn cầu, chậu rửa lavabo… để tạo ra các sản phẩm gốm sứ cao cấp trên cơ sở nano TiO2", TS Dũng cho biết thêm Đây là các sản phẩm mới, độc đáo, công nghệ cao mang thương hiệu Việt và mở ra hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp gốm sứ Việt Nam. Các sản phẩm này có nhiều ưu điểm như: có khả năng diệt khuẩn tốt; có hiệu ứng ngọc trai tạo nên tính thẩm mỹ cao; có hiệu ứng lá sen nên không dính ướt, không bám dính bẩn, dễ lau chùi; có độ cứng bề mặt cao, không bong tróc, trầy xước. Với khả năng áp dụng ở quy mô công nghiệp, quy trình sản xuất đơn giản, chủ động hoàn toàn về nguyên liệu, mở ra hướng phát triển mới cho ngành gốm sứ, giải pháp này đã được trao giải Nhì tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VIII và giải Ba Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ toàn quốc vừa qua. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV