Mùa hè đến, tôi liên tục kiểm tra nhiệt kế để xem nó nóng đến mức nào. Khi nhiệt độ lên đến 25 độ C, tôi sẽ ra biển chơi, dựng lều và đánh bóng chuyền. Dù chiếc nhiệt kế chứa thủy ngân, việc vỡ nó cũng không ảnh hưởng gì. Nếu lượng thủy ngân lớn hơn thì sao? Hít hay uống chất này sẽ tác động ra sao tới cơ thể bạn? Đây chỉ là một câu hỏi giả định thôi. Phơi nhiễm liều cao với thủy ngân có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và não bộ của bạn. Đặc điểm khiến thủy ngân đặc biệt nguy hiểm là nó có thể đi qua thành mạch máu não và tích tụ bên trong. Khi thủy ngân tiến vào cơ thể bạn, nó sẽ làm tăng lượng gốc tự do oxy hóa. Các phân tử này có thể làm tổn thương AND và gắn liền với ung thư cùng các bệnh thoái hóa thần kinh như: ALS, Parkinson hay Alzheimer. Khi bạn uống thủy ngân, nó sẽ tích tụ ở cả tim và não. Các nhà nghiên cứu cho rằng khi thủy ngân tích tụ ở khu vực này, nó có thể gây ra bệnh cơ tim. Tim phình ra còn các mô thì dày và cứng hơn, đồng nghĩa với việc tim không thể hoạt động bình thường và từ từ yếu dần. Cách bạn hấp thụ và loại thủy ngân giữ vai trò quan trọng quyết định mức độ tổn thương. Một hệ thống chủ chốt khác bị ảnh hưởng khi bạn hít hay nuốt thủy ngân là thận của bạn. Bộ phận này quan trong ở chỗ nó lọc máu và loại chất thải. Nhưng nó cũng là mục tiêu chính của thủy ngân. Chất độc có liên quan đến ung thư thận và nhiều bệnh thận khác, dẫn tới chức năng thận suy giảm và các vấn đề về tiêu hóa, giảm sự minh mẫn. Không có ảnh hưởng nào nêu trên là tốt cả. Nhiễm độc thủy ngân còn gây ra một loạt hậu quả khác như mất trí nhớ, da nổi mẩn, mất ngủ và mất thị lực ngoại vi. Trong khi lượng nhỏ thủy ngân không phải là vấn đề nghiêm trọng, phơi nhiễm nặng với chúng sẽ tạo ra đủ rắc rối cho cơ thể và trí não của bạn. Cách bạn hấp thụ và loại thủy ngân giữ vai trò quan trọng quyết định mức độ tổn thương. Ba loại thủy ngân phổ biến là: thủy ngân kim loại, thủy ngân hữu cơ và thủy ngân vô cơ. Chúng có thể bị hấp thụ theo nhiều cách khác nhau như: ăn, uống, hít phải hoặc hấp thụ qua da. Mức độ phơi nhiễm sẽ khác nhau tùy theo từng cách tiếp xúc. Ví du, loại thủy ngân lỏng màu bạc, thủy ngân kim loại quá trơn, khiến nó trượt qua dạ dày và ruột nếu bạn nuốt phải. Có vẻ hít phải hơi thủy ngân là nguy hiểm nhất và hơi thủy ngân phổ biến đến mức khó tin. Mọi người thường chỉ nghĩ đến nhiệt kế hay cá trong món sushi khi nhắc tới thủy ngân nhưng thủy ngân bay hơi được giải phóng từ các hoạt động núi lửa, đào mỏ, động đất hoặc đốt nhiên liệu hóa thạch. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV