Ba phương án để người chuyển giới được pháp luật công nhận

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Jun 27, 2018.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 131)

    Ba phương án này được Bộ Y tế đề xuất trong dự thảo Luật chuyển đổi giới tính, đang ở giai đoạn lấy ý kiến. Dự kiến dự thảo trình Quốc hội vào năm 2019.

    Theo dự thảo, người chuyển đổi giới tính là người có giới tính sinh học hoàn thiện, có nhận diện giới khác với giới tính khi sinh ra và đã được can thiệp y học để chuyển giới. Can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là một hoặc toàn bộ quá trình từ điều trị nội tiết tố sinh dục đến phẫu thuật ngực, phẫu thuật bộ phận sinh dục.

    Điều kiện để người chuyển giới được can thiệp y học là trên 18 tuổi, độc thân, có đủ sức khỏe và không chống chỉ định điều trị nội tiết tố sinh dục. Ban soạn thảo cho rằng người trên 18 tuổi đã có đầy đủ năng lực hành vi để tự quyết định việc chuyển giới. Tình trạng độc thân nhằm đảm bảo "quyền và nghĩa vụ từ quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi". Khi đăng ký thay đổi hộ tịch, người chuyển giới cần có giấy công nhận đã can thiệp y học chuyển giới.

    Giải trình của Bộ Y tế gửi Chính phủ, quy định người chuyển giới được pháp luật công nhận khi đã phẫu thuật chuyển đổi, là một trong ba giải pháp được lấy ý kiến. Giải pháp khác là người chuyển giới không cần can thiệp về y học mà chỉ cần có xác nhận đã kiểm tra tâm lý cũng được công nhận. Một phương án nữa là ngoài kết quả kiểm tra tâm lý xác định khác giới tính hiện có thì đã điều trị nội tiết tố sinh dục 1-2 năm trở lên.

    [​IMG]

    Hoa hậu chuyển giới Hương Giang.

    Tuy nhiên, phương án người chuyển giới phải điều trị nội tiết tố hoặc phẫu thuật chuyển đổi giới tính, không được cộng đồng người chuyển giới đồng tình. Trong hội thảo về những vấn đề xã hội và pháp lý khi chuyển giới, diễn ra hồi tháng 6, nhiều người bày tỏ không muốn phẫu thuật chuyển đổi mà chỉ mong muốn được công khai giới tính của mình và thay đổi giấy tờ phù hợp với giới tính mới. Một số người khác không đủ điều kiện kinh tế để điều trị chuyển giới do can thiệp y học rất tốn kém.

    Tại nhiều quốc gia, quy định về chuyển đổi giới tính đã cởi mở trên tinh thần tôn trọng ý nguyện của công dân. Người chuyển giới được công nhận về mặt pháp lý mà không cần trải qua các quá trình điều trị hormone hoặc phẫu thuật.

    Hiện Việt Nam có trên 400.000 người chuyển giới. Do các rào cản về xã hội, văn hóa và pháp lý, những người này dễ bị phân biệt đối xử và bị tổn thương. Nghiên cứu về những người chuyển giới nữ do Tổ chức CARMAH và Đại học Pittsburg (Mỹ) thực hiện ở TP HCM cho thấy 45% bị từ chối việc làm do phân biệt đối xử. 4% người được hỏi có việc làm, tới 13% kiếm sống bằng nghề mại dâm. 83% người được hỏi chia sẻ là bị chế giễu.

    Luật chuyển đổi giới tính ở Việt Nam chưa được ban hành nên các dịch vụ y tế, pháp lý và xã hội cho người chuyển giới hầu như không có. Một số cá nhân tự phẫu thuật chuyển giới xong, các vấn đề về pháp lý như giấy tờ tùy thân chưa được đáp ứng.

    Đoàn Loan

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Ba phương án để người chuyển giới được pháp luật công nhận

Share This Page