Phần xương cốt đầu tiên của loài cá kì lạ này được phát hiện vào năm 1980, nhưng chúng không hoàn chỉnh. Hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện ra phần còn thiếu cuối cùng của nó – và phát hiện này đã khiến họ hết sức bối rối. Hình ảnh con cá lạ được các nhà khoa học phác họa ra. Các nhà khảo cổ học đến từ Đại học Flinders và Đại học Quốc gia Australia Canberra đã thành công tái dựng hình ảnh một con cá kì lạ từng sinh sống tại một hệ thống rạn san hô cổ ở Australia. Các nhà khoa học tái dựng thành công sau khi phát hiện ra hóa thạch của sinh vật sau đó họ đặt tên là Brindabellaspis trong đá vôi gần đập Hồ Burrinjuck. Nhưng điều khiến các nhà khảo cổ học bất ngờ là loài cá cổ đại này thật sự có một cái mõm dài giống loài thú mỏ vịt hiện đại. Tác giả nghiên cứu Benedict King phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh trực tuyến News.com.au: ”Phía trước nó có một cái mõm dài, và bộ hàm lùi về sau khá xa. Cặp mắt nằm ở phía trên đầu, và lỗ mũi nhô ra khỏi hốc mắt. Con cá này trông khá kì lạ”. Vị học giả cũng bổ sung rằng sinh vật này rất có khả năng là sinh vật sống ở đáy đại dương sử dụng mõm để tìm kiếm thức ăn và mắt để phát hiện nguy hiểm từ phía trên. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV