Ba công trình nhân tạo có thể nhìn thấy từ vũ trụ

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jun 23, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 143)

    Đại kim tự tháp Ai Cập, nhà kính ở Tây Ban Nha, đảo nhân tạo Dubai là những công trình do con người xây có thể thấy từ quỹ đạo.

    1. Đại kim tự tháp Giza


    Đại kim tự tháp Giza đã trải qua sự tàn phá của chiến tranh, cướp bóc, gió sa mạc và sự xói mòn trong vài thiên nhiên kỷ.

    Trong khi có nhiều thuyết âm mưu cho rằng, Đại kim tự tháp Giza là công trình của người ngoài hành tinh thì nó có mối liên quan thực sự đến vũ trụ.

    Chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy chúng từ trên cao. Vào ngày cuối cùng trên trạm ISS, phi hành gia Terry Virts chụp bức ảnh Đại kim tự tháp như trong video. Bức ảnh chứng tỏ vào ngày tầm nhìn tốt, có thể trông thấy rõ Đại kim tự tháp, đặc biệt khi Mặt trời chiếu đúng hướng và tạo ra chiếc bóng hoàn hảo.

    2. Nhà kính Almería


    Thành phố Almería của Tây Ban Nha quá khô cằn đến mức đây từng là địa điểm ưa thích để quay những bộ phim cao bồi.

    Nhưng trong vài thập kỷ qua, kỹ thuật trang trại thủy canh đã biến đổi nơi này thành nhà kính lớn nhất châu Âu. Hàng nghìn nhà kính bao phủ cảnh quan và không chỉ phản chiếu đủ ánh sáng để các phi hành gia có thể nhìn thấy chúng từ quỹ đạo mà còn làm mát cả địa phương, ngay khi phần còn lại của Tây Ban Nha trở nên nóng hơn.

    3. Quần đảo nhân tạo ở Dubai


    [​IMG]
    Quần đảo được xây phần lớn từ cát.

    Quần đảo Palm là một loạt đảo nhân tạo ở ngoài khơi Dubai, được tạo ra bằng cách nạo vét cát từ vịnh Ba Tư.

    Điều độc đáo về quần đảo này là việc thi công đòi hỏi rất ít bê tông hoặc thép. Quần đảo được xây phần lớn từ cát và dù điều này dẫn tới lo ngại về xói mòn trong dài hạn, rõ ràng đây là một cách thân thiện hơn nhiều để biến đổi bề mặt hành tinh xanh của chúng ta.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Ba công trình nhân tạo có thể nhìn thấy từ vũ trụ

Share This Page