Tại sao ánh nắng Mặt trời làm đen da? Câu trả lời là do hắc tố melanin. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần đi sâu vào các lớp màng của da. Tế bào da cùng các thành phần như tuyến nang lông, tuyến mồ hôi và tuyến nhờn hình thành lớp bảo vệ đầu tiên của da trước tác động từ môi trường bên ngoài. Da cấu tạo gồm 3 lớp: Thượng bì, trung bì và hạ bì. Mỗi lớp có cấu trúc tế bào riêng biệt với chức năng khác nhau. Da sạm màu là là do hắc tố melanin. Để hiểu vì sao làn da đen sạm khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng chúng ta cần tập trung vào lớp ngoài cùng của da: lớp thượng bì. Lớp thượng bì gồm 2 loại tế bào chính: tế bào sừng (keratinotyce) và tế bào sản sinh hắc tố (melanocyte). Tế bào sừng tạo nền bề mặt da và là lớp đầu tiên chịu tác động từ môi trường. Nằm dưới đáy của lớp thường bị là tế bào sản sinh hắc tố. Những tế bào hình sao này chính là nơi sản sinh ra hắc tố melanin giúp bảo vệ da chống lại tia cực tím (tia UV) từ ánh nắng Mặt trời. Melanin được tạo ra như thế nào? Bên trong mỗi tế bào melanocyte chứa rất nhiều tế bào sắc tố chuyên biệt được gọi là melanosome. Các phản ứng hóa học xảy ra bên trong các melanosome biến axit amin tyrosine thành melanin. Khi ánh nắng Mặt trời chiếu tới da, tia UV có thể thâm nhập vào cơ thể gây tổn thương AND và có thể gây ung thư da. Khi đó, các tế bào melanocyte sẽ tăng cường sản sinh melanin và vận chuyển chúng lên trên các tế bào sừng. Melanin sẽ bao bọc nhân tế bào, hình thành một “lớp khiên” bảo vệ. Chúng hấp thụ các tia cực tím và ngăn chúng tấn công các AND bên trong nhân tế bào. Vì vậy, da càng tiếp xúc nhiều với ánh nắng Mặt trời cơ thể càng sản sinh nhiều melanin và làn da càng trở nên sạm màu hơn. Bên cạnh melanin, yếu tố di truyền cũng góp phần quyết định mức độ rám nắng của mỗi người. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV