Lý do vì sao mỗi quốc gia thường giỏi vài môn thể thao nhất định

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jun 20, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 165)

    Ngoài ra còn có Ai Cập, Iran và Hàn Quốc - các đội đang chơi tại World Cup năm nay dù không được đánh giá cao. Thế nhưng họ lại “vô đối” trên những sân chơi khác.

    Dù rất được kỳ vọng nhưng Argentina đã có màn chào sân không như mong đợi tại World Cup 2018. Ở "chiếu dưới", các đội Ai Cập, Hàn Quốc cũng nhận lấy thất bại trong đợt ra quân.

    Điểm chung là với các đội tuyển quốc gia này, dù rất giỏi để có mặt tại cúp bóng đá lớn nhất hành tinh, đây vẫn chưa phải là môn thể thao "quốc dân" mà họ có ưu thế vượt trội.

    Vậy hãy tìm hiểu xem Ai Cập, Hàn Quốc, Argentina và cả Iran - bốn đội bóng đang thi đấu tại World Cup năm nay - sẽ "bất khả chiến bại" ở những môn thể thao nào khác!

    1. Ai Cập và những tay chơi bóng quần vô địch thế giới


    Bóng quần hay squash là môn thể thao dùng vợt, gồm hai người (hoặc hai cặp) chơi đối kháng với nhau. Sân đấu kín hết 4 bên với một trái bóng cao su nhỏ, rỗng. Người chơi luân phiên dùng vợt đánh bóng vào các khu vực hợp lệ trên các vách tường của sân đấu.

    [​IMG]
    Môn bóng quần.

    Nói đến quần vợt là phải nhắc đến đất nước của các Pharaoh. Tính đến tháng 6/2018, bốn tay chơi bóng quần nam xuất sắc nhất thế giới đều thuộc về Ai Cập.

    Ngược dòng lịch sử, bóng quần hình thành ở Anh từ thế kỉ 19, sau đó lan ra khắp các thuộc địa, trong đó có Ai Cập.

    Nhà vô địch bóng quần gây tiếng vang đầu tiên cũng là một người Ai Cập từng làm việc tại Anh. Đó là ông F.D. Amr Bey, vô địch vào những năm 1930. Thành công của ông đã truyền cảm hứng cho lớp trẻ Ai Cập phát triển rực rỡ môn thể thao này cho đến 10 năm sau.

    Kế đó, từ khoảng 1940 - 1980, bóng quần Ai Cập chững lại do nhiều biến đổi xã hội. Nhưng nó lại bắt đầu hưng thịnh từ cuối thập niên 80, đầu 90, đặc biệt là dưới thời cựu Tổng thống Hosni Mubarak – vốn là một người chơi bóng quần cừ khôi.

    [​IMG]
    Đương kim vô địch bóng quần người Ai Cập, Mohamed Elshorbagy.

    Ngày nay, bóng quần ở Ai Cập vẫn có điều kiện phát triển vượt trội. Trường học lẫn gia đình đều khuyến khích những nhân tố tài năng.

    Các câu lạc bộ danh giá đều tập trung tại thủ đô Cairo (khác xa với Mỹ khi các câu lạc bộ rải rác khắp Philadelphia, New York, Boston), điều này tạo nên một môi trường vô cùng năng động và cạnh tranh.

    2. Iran: khi môn thể thao cổ dẫn đến sự "vô đối" ở cử tạ, đấu vật ngày nay


    Iran là đối thủ đáng gờm nhất trong các kỳ Thế vận hội Olympic với các môn cử tạ, đấu vật. Ở môn taekwondo, họ không có những vận động viên mạnh nhất nhưng cũng rất tiềm năng.

    [​IMG]
    Kianoush Rostami tại kỳ Olympics 2016, giành huy chương vàng hạng mục 85kg và thiết lập kỷ lục sau khi nâng được 396kg.

    Lí do là vì ngay từ thời cổ, thậm chí trước cả Hồi giáo, Iran đã có môn Varzesh-e-Bastani (nghĩa là "thể thao cổ"). Nó phối hợp cả các yếu tố đấu vật, nâng vác vật nặng và đối kháng cao độ.

    [​IMG]
    Môn Varzesh-e-Bastani.

    Theo thời gian, yếu tố tinh thần lẫn sức mạnh cường tráng luôn được đề cao trong văn hóa Iran, giúp nước này sản sinh ra những vận động viên hàng đầu về cử tạ và đấu vật cho đến nay.

    3. Hàn Quốc: cung thủ bách phát bách trúng


    Cung tên từ lâu đã là vũ khí quen thuộc suốt thời phong kiến ở châu Á. Thế nhưng dưới hình thức môn thể thao hiện đại, không nước nào qua mặt được Hàn Quốc.

    [​IMG]
    Hàn Quốc nổi tiếng với tài bắn cung thiện xạ. (ảnh minh họa).

    Bắn cung được đưa vào Olympic lần đầu tiên vào năm 1972. Kể từ đó, Hàn Quốc giành lấy 1/3 huy chương cho riêng mình, bao gồm 23 trên tổng số 40 huy chương vàng suốt các kì thi đấu.

    Vận động viên bắn cung đầu tiên của Hàn Quốc rạng danh toàn cầu là Kim Jin-Ho, vô địch tại Giải đấu Quốc tế năm 1979 tại Berlin, Đức. Đây là dấu mốc đánh dấu chuỗi toàn thắng liên tiếp của Hàn Quốc từ 1984 - 1996.

    Ngày nay, không chỉ ở châu Á mà bắn cung đã rất phổ biến tại nhiều nước châu Âu, nổi bật là Pháp. Thế nhưng, số tiền mà chính phủ Hàn Quốc đầu tư phát triển môn này gần như cao gấp 3 lần đối thủ Pháp, vào khoảng 871 ngàn USD (tương đương 19,8 tỷ đồng).

    Bên cạnh yếu tố truyền thống và nguồn tài chính mạnh, người Hàn Quốc còn cho rằng tài năng bắn cung đã ăn sâu vào huyết quản của họ.

    [​IMG]
    Kim Soo Nyung, người 4 lần vô địch Olympic trong ba kỳ tham dự 1988-2000.

    Anh Kim Soo Nyung, người 4 lần vô địch Olympic, nói rằng: "Người Hàn rất nhạy cảm và có thể điều khiển tốt từng bộ phận nhỏ của cơ thể, bao gồm các ngón tay.

    Những ngón tay đặc biệt linh hoạt giúp chúng tôi nhắm bắn chính xác. Mà ở môn bắn cung, cách biệt tưởng nhỏ nhoi giữa điểm 9 với điểm 10 lại ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần thi đấu".

    4. Argentina: những đội chơi polo chấn động thế giới


    Vẫn có bóng, vẫn chơi đồng đội, thế nhưng môn thể thao mà người Argentina vô đối không phải bóng đá mà là polo.

    Polo (hay còn gọi là Mã cầu) bao gồm 2 đội chơi, mỗi đội gồm 4 người cưỡi trên 4 con ngựa. Nhiệm vụ của họ vẫn là ghi bàn, tức là dùng một cái vồ có cán dài đánh bóng (làm bằng nhựa cứng, cao su bơm hơi hay gỗ) vào cầu môn đối phương. Theo truyền thống, môn này được chơi với tốc độ cao.

    [​IMG]
    Thi đấu polo ở thủ đô Buenos Aires của Argentina.

    Người Argentina đặc biệt xuất sắc ở môn polo. Họ không chỉ có đội hình ưu tú nhất mà còn sở hữu những con ngựa "chiến" nhất và tổ chức liên tiếp các mùa giải nghẹt thở. Năm 2016, theo giới chuyên môn thì 9/10 cầu thủ polo giỏi nhất thuộc về Argentina.

    Nhưng cũng giống như Ai Cập với môn bóng quần, người Argentina không sáng tạo ra polo mà do người Anh đem tới.

    Dẫu vậy, Argentina đã nhanh chóng bắt nhịp và qua mặt người Anh vào những năm 1930. Đó là bởi cuộc sống miền quê ở Argentina gắn với cuộc sống du mục, rong ruổi trên lưng ngựa. Dân Argentina đi ngựa nhiều hơn bất kì nơi nào khác trên thế giới.

    [​IMG]
    Cưỡi ngựa vừa là trò chơi khi đi du lịch, môn thể thao đồng thời là nét văn hóa của Argentina.

    Ngày nay, cưỡi ngựa ở Argentina vẫn là một nét văn hóa đặc sắc. Còn đối với môn polo, những tài năng trẻ đã sớm được phát hiện và huấn luyện ở độ tuổi 12, 13. Mỗi ngày họ tập luyện từ trưa đến chiều tối.

    Hơn nữa, mỗi người Argentina dường như đều cho rằng, anh hay chú của mình rất giỏi môn polo và họ lại kế thừa truyền thống gia đình ấy.

    Tạm kết


    Có thể thấy, bên cạnh những yếu tố hiển nhiên như tài năng bẩm sinh, tài chính... thì các yếu tố lâu đời (văn hóa, lịch sử, truyền thống, địa lý) cũng góp phần không nhỏ làm nên thành công của đội tuyển quốc gia tại các đấu trường thể thao quốc tế.

    Nhưng trong thể thao thì luôn xuất hiện kỳ tích và bất ngờ, chúng ta hãy cùng quan sát thêm các đội "sừng sỏ" lẫn "ngựa ô" (đội tiềm năng) sẽ làm nên điều gì tại các kì thi đấu toàn cầu, trước hết là ở World Cup 2018 đang diễn ra.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Lý do vì sao mỗi quốc gia thường giỏi vài môn thể thao nhất định

Share This Page