Đây là lí do chung kết World Cup 2018 sẽ sử dụng sân cỏ "lai"

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jun 15, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 168)

    Bạn có biết sân cỏ có thể gồm cả cỏ tự nhiên lẫn nhân tạo? Và mỗi yếu tố này đều có những ưu nhược điểm riêng.

    Càng tìm hiểu, chúng ta càng thấy có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến một trận tranh bóng. Và lần này là về sân cỏ.

    Được biết ở World Cup 2018, lần đầu tiên FIFA cho phép nước chủ nhà Nga được sử dụng sân cỏ "lai" - kết hợp giữa cỏ tự nhiên với cỏ nhân tạo - ở 6 trên tổng số 12 sân vận động.

    Đó là các sân Samara, Kaliningrad, Saransk, Rostov, Spartak và đặc biệt bao gồm sân vận động Luzhniki - nơi sẽ diễn ra trận chung kết. Đằng sau quyết định thay đổi về sân cỏ này của FIFA có khá nhiều điều để bàn tới.

    Trước tiên, thế nào là "cỏ nhân tạo" và nó lợi hại ra sao?


    Trong tiếng Anh, "grass" tức là cỏ tự nhiên, còn "artificial turf" có thể hiểu là cỏ nhân tạo. Nhưng đôi khi, FIFA thường gọi chung chúng là "football turf" - sân cỏ xanh dành cho môn bóng đá.

    [​IMG]
    Sân vận động Luzhniki (trái) và cận cảnh cỏ nhân tạo (phải).

    Cỏ nhân tạo được làm từ sợi tổng hợp. Nó bắt đầu gây chú ý trên toàn thế giới vào những năm 1960, với sân vận động đầu tiên đưa vào sử dụng là Astrodome nổi tiếng ở bang Texas, Mỹ.

    Astrodome là sân vận động đa năng. Và cỏ nhân tạo ban đầu cũng ứng dụng trước cho các môn bóng chày, bóng bầu dục, khúc côn cầu... trước khi lan sang bóng đá.

    Đến nay đã có 3 thế hệ cỏ nhân tạo được sử dụng:

    • Thế hệ đầu tiên vào những năm 1960: sợi cỏ ngắn và không có lớp gì lót kèm theo.
    • Thế hệ thứ hai: sợi cỏ dài hơn và lót đất bên dưới
    • Thế hệ thứ ba (Third Generation – 3G): chính là loại cỏ mà FIFA cho phép áp dụng trên các sân bóng hiện nay; với sợi cỏ dài, lớp lót bao gồm đất và hỗn hợp các hạt cao su tái chế.

    [​IMG]
    Các lớp của sân cỏ nhân tạo theo tiêu chuẩn FIFA từ ngoài vào trong: sợi cỏ, lớp lót hạt cao su, đất, hệ thống nhiệt, nền

    Ưu điểm của cỏ nhân tạo là có thể chịu được tác động mạnh, không cần tưới nước hay cắt tỉa. Các sân vận động trong nhà, hay sân có mái vòm bao phủ đặc biệt ưa thích cỏ nhân tạo. Bởi nếu trồng cỏ tự nhiên thì không đủ ánh sáng Mặt trời để chúng phát triển tốt.

    Hơn nữa, ví dụ như World Cup 2018 ở Nga với yêu cầu phải xây dựng, cải tạo hàng loạt sân vận động trong thời gian khá gấp gáp, cỏ tự nhiên sẽ... không mọc kịp.

    Chẳng hạn sân vận động Novgorod mới tinh (nơi sẽ diễn ra trận đấu giữa Anh với Panama vào ngày 24/6 tới) đã phải nhập cỏ từ New Zealand về bởi cỏ "quê nhà" còn chưa kịp bén rễ!

    Tuy nhiên, cỏ nhân tạo cũng tồn tại các hạn chế như vẫn có "tuổi thọ" nhất định - không thể dùng mãi, việc vệ sinh định kỳ khá phức tạp. Ngoài ra, các hạt nhựa siêu nhỏ dùng trong sản xuất và lắp đặt có thể gây hại cho môi trường đất, thậm chí môi trường nước.

    [​IMG]
    Sân cỏ nhân tạo dễ gây trầy da.

    Sân cỏ nhân tạo còn dễ gây trầy da, hấp thụ nhiệt nhiều nên rất nóng, mặt sân cứng nên ảnh hưởng lớn đến đường đi của bóng. Và nếu khớp nối giữa các thảm cỏ không được xếp chắc chắn thì dễ dàng gây chấn thương.

    Trong quá khứ, cỏ nhân tạo từng khiến nhiều danh thủ lo lắng. Ví dụ như David Beckham từng nói vào năm 2007: "Tất cả trận đấu, tất cả đội tuyển đều nên sử dụng cỏ tự nhiên, không cần phải bàn cãi!".

    Sân cỏ "lai" tại World Cup năm nay


    Sau nhiều nghiên cứu và thử nghiệm, đến nay FIFA đã mạnh dạn áp dụng cỏ nhân tạo ngay trong cúp bóng đá lớn nhất hành tinh nhưng chỉ chiếm phần nhỏ.

    Cụ thể, trận chung kết ở sân Luzhniki gồm 95% cỏ tự nhiên và chỉ có 5% cỏ nhân tạo (theo như thông báo của đơn vị thực hiện – công ty SIS Pitches từ Ireland).

    Dù tỷ lệ cỏ nhân tạo không nhiều nhưng nó cho thấy sự "đánh tiếng" của FIFA, góp phần khuyến khích các câu lạc bộ trên toàn thế giới sử dụng loại cỏ mới để thay thế cho cỏ tự nhiên khi cần, giúp dễ quản lý và đem lại lợi ích kinh tế cao hơn.

    Mặt khác, mọi sân cỏ thi đấu chính thức đều phải được xác nhận bởi FIFA, trải qua 4 bước kiểm định gắt gao:

    [​IMG]
    Bốn bước để được FIFA công nhận là sân cỏ đạt chuẩn.

    • Bước 1: Kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
    • Bước 2: Lắp đặt.
    • Bước 3: Thực nghiệm tại sân.
    • Bước 4: Có được chứng nhận từ FIFA và phải bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ.

    Liệu cỏ "lai", cỏ nhân tạo có còn dấy lên tranh cãi nào nữa hay sẽ là tương lai của các sân vận động? Chúng ta hãy cùng đón chờ tại World Cup 2018 khởi tranh trong mùa hè rực lửa này!

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Đây là lí do chung kết World Cup 2018 sẽ sử dụng sân cỏ "lai"

Share This Page