Giải thích Roadmap của Ethereum (Kì 2)

Discussion in 'Thị trường' started by Robot Siêu Nhân, Jun 9, 2018.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 159)

    Ở bài viết trước, chúng ta đã biết về hai cải tiến Plasma và Sharding sẽ giúp Ethereum cải thiện vấn đề mở rộng là vấn đề lớn nhất Ethereum đang gặp phải. Kỳ này chúng ta sẽ đi tiếp Roadmap của Ethereum với trọng tâm hướng về Casper và Serenity – Giai đoạn phát triển cuối cùng trong Roadmap của Ethereum đưa Ethereum từ một dự án “thử nghiệm” thành một công nghệ tin cậy cho doanh nghiệp.


    [​IMG]

    Constantinople: Nâng cấp lên Casper


    Giai đoạn hai và cũng là bước cuối cùng của Metropolis chính là Constantinople. Lần phát hành này hiện chưa có timeline cụ thể nhưng đã giới thiệu bản nâng cấp Casper thay đổi cơ chế đồng thuận từ Proof of Work sang Proof of Stake, Casper hiện đang được thử nghiệm.

    Khi đến giai đoạn này, phần lớn các giao dịch trên mạng Ethereum sẽ vẫn là xử lí theo cơ chế PoW nhưng cứ 100 giao dịch sẽ có sẽ thực hiện theo PoS trong giai đoạn Constantinople, sẽ đặt nền móng cho Casper. Dần dần sau đó, Ethereum sẽ hoàn toàn thực hiện cơ chế proof of stake.

    [​IMG]

    Casper PoS là gì?


    Casper là tên gọi cho cơ chế đồng thuận Proof of Stake( PoS) sắp ra mắt của Ethereum. Nếu ở giao thức PoW, máy tính sẽ sử dụng sức mạnh máy tính để giải thuật toán, máy tính nào giải quyết thuật toán đầu tiên và công bố khối lên mạng lưới thì sẽ được nhận phần thưởng khối.

    Một đặc điểm của PoW là sự điều chỉnh độ khó giải thuật toán, nếu một khối xuất hiện quá nhanh, hệ thống sẽ gia tăng độ khó để đảm bảo thời gian sinh khối là 15s. Vì sau này có quá nhiều người tham gia đào ETH khiến độ khó bị đẩy lên cao, làm lãng phí rất nhiều điện năng để giải thuật toán, xét quan điểm bảo vệ môi trường thì đây là nhược điểm rất khó chấp nhận .

    Với giao thức PoS, chỉ có những node “stake” tài sản của họ (tính theo ETH) vào mạng lưới thì mới có quyền tham gia xác nhận các khối mới và nhận phần thưởng khối cùng phí giao dịch, lượng ETH lúc này sẽ đóng vai trò giống như một khoản vốn cho lợi nhuận ròng. Nếu cá nhân sở hữu node mà có hành vi không trung thực trên Ethereum thì họ sẽ mất phần tài sản đã stake, điều này sẽ thúc đẩy hành vi trung thực trong toàn mạng lưới.

    Giao thức PoS cũng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị tấn công 51% vì trong hệ thống PoS, để chiếm 51% quyền xác định khối thì cá nhân bạn phải sở hữu từng ấy lượng cung ETH đang lưu hành trên thị trường( tương đương 30 tỉ usd theo thời giá hiện tại), điều này sẽ khó xảy ra và dù có thì việc thực hiện tấn công cũng bị xem là thiếu khôn ngoan vì hành vi sai trái gây ra sự lo sợ lo sợ bán theo sẽ kéo giá ETH giảm theo.

    Hiện tại, số lượng ETH cần để stake được tiết lộ là 1000 ETH, thống kê sẽ có khoảng 3000-5000 node sẽ tham gia stake. Khi triển khai Casper, hard folk sẽ xảy ra, độ khó của PoW sẽ tăng dần đến mức việc đào ETH không mang về lợi nhuận và dù giao thức PoW vẫn còn nhưng sẽ không đáp ứng yêu cầu giải toán điều này gián tiếp dẫn đến việc thay đổi giao thức.

    Do đó, các tin đồn liên quan đến Casper khiến giá ETH tăng cao vì chỉ cần gom đủ 1000 ETH người sở hữu sẽ tham gia vào giao thức mới này.

    [​IMG]

    Serenity


    Chặng cuối cùng của lộ trình phát triển Ethereum là khi Casper được cập nhập hoàn chỉnh, khi đó Ethereum sẽ chuyển sang giai đoạn Serenity.

    Ở Serenity, Ethereum sẽ là một blockchain với một ngôn ngữ lập trình được xây dựng bên trong nó như tầm nhìn ban đầu của Vitalik khi tạo ra Etherum là một blockchain với hệ thống dữ liệu hoạt động theo các quy tắc aka “được lập trình” bên trong nó. Lúc này, website chính Etherum sẽ cuyển trạng thái toàn dự án từ “thử nghiệm” thành “có thể dùng để tạo sản phẩm”, tức là đủ điều kiện để các nhà lập trình, công ty hoặc tổ chức tạo nên các hợp đồng tài chính số hay xây dựng các ứng dụng, hệ thống,…

    Đồng sáng lập Coinbase, Fred Ehrsam, chia sẻ rằng:


    Để Ethereum đáp ứng được việc xây dựng các ứng dụng phi tập trung với hàng triệu người dùng cùng lúc hoạt động, thì nó sẽ cần hàng trăm lần về khả năng mở rộng.

    Hiện tại, các lập trình viên đang mong đợi Sharding, Casper và Plasma để mang lại khả năng mở rộng của Ethereum cho giai đoạn tiếp theo và nâng mạng lưới lên tầm cao mới vì Ethereum đang đối mặt với các đối thủ cạnh tranh với sự tiến bộ công nghệ rất nhanh như EOS, Cardano, NEO,…

    Tuy nhiên, cũng giống như Bitcoin vẫn đang tồn tại qua năm tháng, hiện tại, Ethereum đang vượt trội trước các đối thủ cùng phân khúc dù chúng có công nghệ tốt hơn, bởi nó đã được thực tế chứng thực về khả năng hoạt động trên một quy mô mà chưa mạng lưới nào làm được.

    Suy cho cùng, khả năng tồn tại trước thực tế vẫn là thước đo tốt nhất để đánh giá hiệu quả của một công nghệ.


    Nguồn tổng hợp/TradingIG
    Biên soạn lại bởi Blogtienao

    The post Giải thích Roadmap của Ethereum (Kì 2) appeared first on Blogtienao.com.
    Nguồn: Blogtienao
     
  2. Facebook comment - Giải thích Roadmap của Ethereum (Kì 2)

Share This Page