Phát hiện dấu chân động vật hóa thạch cổ nhất từ trước tới nay

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jun 7, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 156)

    Tảng đá chứa dấu chân hóa thạch được phát hiện tại hẻm núi Tam Hiệp của Trung Quốc có niên đại khoảng 541 - 551 triệu năm.

    Một nhóm các nhà cổ sinh vật học của Trung Quốc và Mỹ hôm qua công bố phát hiện dấu chân động vật hóa thạch lâu đời nhất từ trước tới nay tại khu vực hẻm núi Tam Hiệp trên sông Trường Giang. Dấu vết hóa thạch được cho là có từ kỷ Ediacara, một kỷ địa chất trong đại Tân Nguyên Sinh cách ngày nay khoảng 541 - 635 triệu năm trước, AFP đưa tin.

    [​IMG]
    Dấu chân hóa thạch động vật cổ nhất được tìm thấy ở Trung Quốc. (Ảnh: AFP).

    Theo Zhe Chen, nhà nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, đồng tác giả của nghiên cứu, tảng đá chứa dấu chân hóa thạch có niên đại được xác định vào khoảng 541 - 551 triệu năm, sớm hơn ít nhất 10 triệu năm so với những dấu chân hóa thạch cổ nhất từng được biết đến trước đây.

    Sinh vật để lại dấu chân hóa thạch ở hẻm núi Tam Hiệp dường như không chết gần đó. Các nhà khoa học cho biết không tìm thấy bất kỳ phần cơ thể hóa thạch nào còn sót lại, vì vậy họ chưa thể kết luận con vật nào đã tạo ra những dấu chân này.

    Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nhận thấy những dấu chân mà chúng để lại không đều, rất gần nhau và không có tính đối xứng giữa hai hàng, nên nhiều khả năng được tạo ra bởi phần phụ của các loài động vật chân khớp và giun đốt cổ đại. Trong sinh vật học không xương sống, phần phụ là bộ phận kéo dài của cơ thể, mọc ra từ phần thân của sinh vật như: chân đi, chân bơi, chân hàm, tấm lái, râu hoặc đuôi.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Phát hiện dấu chân động vật hóa thạch cổ nhất từ trước tới nay

Share This Page