Ăn trái cây hay uống nước ép tốt hơn?

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jun 6, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 137)

    Theo một nghiên cứu trên tạp chí Southern Medical Journal, cứ 3 phụ huynh thì có 1 người tin rằng nước ép trái cây tốt cho sức khỏe. Sự thật có phải vậy?

    Có lẽ chúng ta thường cho rằng ăn trái cây hay ép ra uống đều cho hiệu quả như nhau, tuy nhiên các nhà khoa học lại chỉ ra nhiều điểm khác biệt.

    Nước trái cây thiếu chất xơ


    Theo trang The Time, khi ép nước trái cây, một thành phần quan trọng trong hoa quả không được giữ nguyên. Đó chính là chất xơ.

    Cơ thể không thể tiêu hóa chất xơ nhưng chất xơ lại rất quan trọng, giúp điều hòa quá trình tiêu hóa của con người.

    [​IMG]
    Nước trái cây thiếu mất một thành phần quan trọng: chất xơ - (Ảnh: GETTY IMAGES).

    Ở trong ruột, chất xơ không tan trương phồng và làm mềm phân, kích thích ruột tăng co bóp và chống lại táo bón.

    Ngoài ra, chất xơ còn có vai trò điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột, làm giảm lượng cholesterol trong máu, làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng...

    Khẩu phần ăn nhiều chất xơ không những thiếu những lợi ích trên mà còn làm cho cơ thể có cảm giác no dù thật sự rất ít năng lượng.

    Chỉ là đường tự nhiên


    Trao đổi trên trang The Time, TS Scott Kahan, Giám đốc trung tâm Quốc gia về cân nặng và sức khỏe Mỹ cho biết không có chất xơ, nước trái cây cũng chỉ là đường và nước kết hợp với hương liệu.

    Đường tìm thấy trong nước ép trái cây thường là fructose, một loại đường tự nhiên. Gan là cơ quan duy nhất có khả năng chuyển hóa lượng lớn đường fructose cho cơ thể sử dụng.

    Cynthia Sass, nhà dinh dưỡng học ở New York, Mỹ cho biết: "Chỉ khoảng 30ml nước ép trái cây nguyên chất là bằng lượng đường của vài cốc ly trái cây". Khi dư thừa, đường có thể sẽ chuyển hóa thành mỡ dẫn đến bệnh kháng insulin.

    [​IMG]
    Các nhà khoa học cho rằng bản chất của nước trái cây chỉ là đường tự nhiên - (Ảnh: Alamy).

    Theo trang Healthline, thông thường khi bạn ăn trái cây, bạn sẽ cần phải nhai rất kĩ trước khi nuốt. Quá trình tốn thời gian này góp phần cho lượng đường được chuyển hóa từ từ trong dạ dày rồi chuyển đến gan.

    Nhưng khi uống nước trái cây, lượng đường tăng đột biến tạo áp lực tiêu thụ lên các cơ quan, nhất là gan.

    Nước trái cây có giảm cân hay không?


    Theo trang Washington Post, phần lớn trong nước trái cây là đường nguyên chất dù không độc nhưng lại có thể gây béo phì hoặc đái tháo đường loại 2.

    "Trong sự nghiệm của tôi, tôi chưa thấy một nghiên cứu nào cho thấy nước trái cây có vai trò giúp giảm cân", TS Scott Kahan nói.

    Trái lại khi ăn trái cây, bạn sẽ tiêu thụ nhiều chất xơ hơn, giúp bạn lâu đói hơn. Ngoài ra khi uống nước trái cây, cơ thể cho bạn cảm giác no như khi uống nhiều nước, chứ không phải no do thức ăn.

    Thiếu chất xơ, nước trái cây khó phát huy tác dụng giảm cân. Chất xơ cơ thể hấp thụ khi ăn trái cây làm giảm thèm ăn đồng thời ngăn cản hấp thu các chất béo, do đó hỗ trợ việc giảm cân với người bị béo phì.

    [​IMG]
    Thiếu chất xơ, nước trái cây khó phát huy tác dụng giảm cân - (Ảnh: Alamy).

    Nước ép trái cây công nghiệp thì sao?


    Theo trang The Guardian, thông thường sau khi ép từ trái cây, nước trái cây được bảo quản kèm các chất chống oxy hóa trước khi đem đóng gói. Tuy nhiên hiện nay không ít loại nước trái cây đóng hộp không chứa trái cây thật mà chỉ gồm đường và hương liệu.

    Hương liệu ở đây có vai trò bù lại mùi vị đã mất trong quá trình chế biến hoặc tăng cảm nhận khướu giác và vị giác cho người sử dụng.

    Do lượng đường trong các sản phẩm công nghiệp thường nhiều hơn bình thường nên làm tăng cao nguy cơ béo phì và tim mạch. Các nghiên cứu chỉ ra lượng đường dư này cũng làm tăng triglycerid, cholesterol trong cơ thể.

    Các loại nước ép cũng là một nguyên nhân gây các bệnh răng miệng. Chẳng hạn, các loại axit hay lượng đường lớn trong nước ép trái cây có thể bào mòn lớp men răng, gây sâu răng.

    Ăn trái cây thì khác, tuyến nước bọt tiết ra làm sạch phần nào răng của chúng ta.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Ăn trái cây hay uống nước ép tốt hơn?

Share This Page