Nam dược sĩ được gia đình đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Trưng Vương. Bác sĩ Nguyễn Thiên Bình, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Trưng Vương cho biết khi nhập viện bệnh nhân đã ngưng tim, ngưng thở. Năm bác sĩ cấp cứu kiên trì sốc tim cho bệnh nhân 7-8 lần, dùng 100 ống "thuốc hồi dương" (thuốc trợ tim adrenaline). "Thời gian sốc tim hiệu quả thông thường khoảng 30 phút nhưng tình trạng bệnh nhân vẫn không khả thi. Điều kỳ diệu là khi dùng 100 ống thuốc hồi dương, sau một giờ tích cực hồi sức, bệnh nhân lại có mạch và huyết áp", bác sĩ Bình chia sẻ. Lúc này kíp điều trị mới tiến hành can thiệp tái thông động mạch vành. Bệnh nhân bắt đầu đáp ứng điều trị. Bệnh nhân hồi phục, đang được chăm sóc tại viện. Ảnh: L.P Giải quyết xong cơn nhồi máu cơ tim, các bác sĩ tiếp tục xử trí tình trạng suy đa cơ quan, tổn thương gan, thận, não cho bệnh nhân. Ròng rã một tháng điều trị, bệnh nhân hồi phục, ngưng thuốc vận mạch, cai máy thở. Sau 2 tháng bệnh nhân đã có thể tự nói chuyện, sinh hoạt tại giường, các chức năng hiện ổn định. Các bác sĩ nhận định hiện bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim ngày càng trẻ. Khi có dấu hiệu đau tức ngực, không nên chủ quan mà sớm vào viện thăm khám. Để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim, nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế mỡ, da động vật, gan, thức ăn nhanh... Tích cực tập luyện thể dục, lối sống lành mạnh, hạn chế bia, rượu, không hút thuốc lá, giảm stress. Lê Phương Let's block ads! (Why?) Nguồn: VNExpress