Điều bất ngờ ở sao neutron xa xôi, cô đơn nhất vũ trụ

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jun 4, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 144)

    Các nhà thiên văn học lần đầu tiên phát hiện một loại sao neutron đặc biệt bên ngoài thiên hà Milky Way, khi sử dụng dữ liệu từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA.

    Bản chất sao neutron này chứa các lõi siêu dày đặc là kết quả của một vụ nổ siêu tân tinh.

    Ngôi sao neutron mới được xác định là một giống sao hiếm, có từ trường thấp và không có đồng hành với bất kỳ ngôi sao nào cả.

    [​IMG]
    Ngôi sao neutron mới được xác định là một giống sao hiếm. (Nguồn ảnh: Phys).

    Nó có tên khoa học là 1E 0102.2-7219 (viết tắt là E0102) nằm trong Đám mây Magellan Nhỏ, cách Trái đất 200.000 năm ánh sáng.

    Hình ảnh tổng hợp mới của E0102 cho phép các nhà thiên văn học có được các chi tiết mới về vật thể này. Trong hình ảnh này, tia X phát ra từ sao này có màu xanh dương và tím cùng màu đỏ tươi quái lạ.

    Các tàn dư siêu tân tinh giàu oxy chứa trong sao E0102 rất quan trọng để giới khoa học có thể hiểu cách mà sao này hình thành khi siêu tân tinh chủ từng nổ tung trong quá khứ.

    Quan sát từ Đài Chandra với E0102 cho thấy tàn dư siêu tân tinh trong sao này bị chi phối bởi một cấu trúc hình vòng lớn phủ đầy tia X, kết hợp với sóng siêu tân tinh tàn dư.

    Ngoài ra, dữ liệu trên công cụ MUSE mới cho thấy một vòng khí nhỏ hơn (màu đỏ tươi) đang mở rộng. Ở trung tâm của vòng này là một nguồn tia X màu xanh và hai nguồn hoạt động này có hình thái như hai con mắt của ngôi sao.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Điều bất ngờ ở sao neutron xa xôi, cô đơn nhất vũ trụ

Share This Page