Alzheimer - khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng của thế kỷ 21

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Apr 1, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 445)

    [​IMG]
    Gốc tự do tấn công tế bào thần kinh não, dẫn đến các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer.

    Tiến sĩ - bác sĩ Lê Thúy Tươi nhận xét: "Nhìn chung người Việt vẫn chưa quan tâm, chưa hiểu biết về bệnh Alzheimer. Nhiều người cứ nghĩ đơn giản rằng 'già rồi thì sẽ như vậy', rất ít trường hợp đi khám. Nhiều người thấy cha mẹ ra đường không nhớ lối về liền tìm cách nhốt lại, gia đình khá giả thì thuê người chăm sóc… Các trường hợp đến bệnh viện để khám thường đã quá trễ để chữa trị và phục hồi".

    Bác sĩ Tươi chia sẻ, các triệu chứng đầu tiên thường dễ bị nhầm lẫn là do lão hóa hoặc stress nên ít người để ý. Nhiều nhân viên văn phòng cứ nghĩ là do căng thẳng nên đãng trí nhất thời. Nhiều chị trên 40 tuổi, thấy mình hay quên thì cứ nghĩ do sinh con, đẻ mổ bị gây mê... Có người cho rằng đó là do con cái, sau này khi chúng ổn định thì sẽ khá hơn. Còn con cái thì nói tại cha mẹ lớn tuổi, tóc bạc thì lúc nhớ lúc quên là lẽ thường…

    "Nói chung, ai cũng cứ xem các dấu hiệu ban đầu là bình thường nên chủ quan không thăm khám điều trị sớm", bác sĩ nói.

    Đến 70-80% người bị sa sút trí tuệ là do Alzheimer. Về cơ chế y học, sự chết và rối loạn chức năng của tế bào thần kinh làm thay đổi trí nhớ, hoạt động và khả năng suy nghĩ người bệnh. Với Alzheimer, não còn có thể bị tổn thương nghiêm trọng đến mức gây mất những khả năng thông thường nhất như đi lại, các thói quen hàng ngày như đánh răng, nuốt… và dẫn đến chết người.

    Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay, toàn thế giới có 35,6 triệu người bị sa sút trí tuệ, con số này được dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 (65,7 triệu) và tăng gấp 3 vào năm 2050 (114,4 triệu). Trong đó, hơn một nửa số ca bệnh (58%) tập trung ở các nước có thu nhập thấp - trung bình, và sẽ tăng lên đến hơn 70% vào năm 2050.

    Điều trị và chăm sóc người bị sa sút trí tuệ mỗi năm tiêu tốn hơn 604 tỷ USD, tương đương với 1% GDP toàn cầu. Chi phí này bao gồm điều trị, chăm sóc sức khỏe và xã hội, phần thu nhập giảm hoặc mất đi của người bệnh và người chăm sóc.

    Bác sĩ Tươi cho biết: "Các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện ở người trên 60 tuổi, song bệnh Alzheimer có thể phát triển ở hầu hết các lứa tuổi. Bệnh có thể âm thầm tiến triển từ 8 năm trước khi thể hiện rõ triệu chứng ra bên ngoài. Các nghiên cứu gần đây đã khẳng định những tổn thương trong não người bị Alzheimer gắn liền với các cuộc tấn công của gốc tự do, và quá trình diễn tiến của bệnh cũng trùng với quá trình tích lũy những tổn hại do gốc tự do gây ra".

    Theo đó, gốc tự do là những nguyên tử hoặc phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng, sinh ra trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Chúng có xu hướng cướp lấy điện tử và biến "hàng xóm" xung quanh thành những gốc tự do mới. Quá trình "cướp phá" này diễn ra liên tục gây tổn thương và ảnh hưởng đến chức năng, thậm chí gây chết tế bào.

    Tại não chứa nhiều axit béo chưa bão hòa, đồng thời là nơi diễn ra quá trình hô hấp và chuyển hóa rất cao nên luôn tạo ra nhiều gốc tự do. Tế bào thần kinh rất nhạy cảm trong khi hệ thống chống gốc tự do tại não rất kém. Gốc tự do liên tục làm tổn hại cấu trúc và chức năng của tế bào thần kinh, không chỉ dẫn đến Alzheimer mà cả các bệnh thoái hóa thần kinh khác.

    [​IMG]
    Blueberry (có trong OTIV) chứa các hoạt chất sinh học chống gốc tự do và bảo vệ tế bào thần kinh, giúp phòng và làm chậm quá trình tiến triển của các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer.

    Những tế bào thần kinh bị tổn thương đầu tiên thường nằm trong vùng não có liên quan đến việc hình thành ký ức mới. Vì vậy, người bệnh ở giai đoạn đầu thường quên những thông tin, sự kiện vừa mới xảy ra. Khi tế bào thần kinh trong vùng não khác bị ảnh hưởng, mỗi người sẽ có những khó khăn khác nhau. Ví dụ, giảm trí nhớ làm ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày, khó lên kế hoạch hoặc xử lý các vấn đề, khó hoàn thành những công việc quan trọng ở nhà, công ty hoặc ngay cả khi thư giãn, gặp vấn đề với từ ngữ trong nói hoặc viết, thay đổi tính tình, tâm trạng…

    Theo bác sĩ Tươi, cơ thể luôn có cơ chế trung hòa gốc tự do nhưng khả năng này dần suy giảm sau tuổi 30, cần phải bổ sung các chất chống gốc tự do từ thiên nhiên để bảo vệ các tế bào thần kinh não. Blueberry - một loại quả Bắc Mỹ đã được khoa học chứng minh là có khả năng chống gốc tự do rất hiệu quả, giúp giảm nguy cơ thoái hóa thần kinh và bệnh mạch máu não. Blueberry chứa các hoạt chất sinh học có khả năng vượt qua hàng rào máu não để chống lại sự tấn công của gốc tự do, bảo vệ các tế bào thần kinh tại đây.


    Bên cạnh đó, bác sĩ Tươi khuyên, để giảm nguy cơ Alzheimer nên duy trì chế độ ăn nhiều axit béo omega-3, rau quả đa sắc màu và tập luyện thể thao đều đặn. Đặc biệt, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, tăng cường hoạt động về tinh thần và thể chất cũng mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ cơ thể chống lại Alzheimer.

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Alzheimer - khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng của thế kỷ 21

Share This Page