Từ ông chủ hoa giấy đến chuyên gia thương hiệu và ươm tạo doanh nghiệp

Discussion in 'Kỹ năng nghề nghiệp' started by Robot Siêu Nhân, Jun 1, 2018.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 164)

    Giám đốc bỏ lương nghìn đô, khởi nghiệp với hoa giấy

    Hành trình trở thành chuyên gia nuôi dưỡng và nâng đỡ startup Việt của vị CEO 8X được ''gieo mầm'' từ hoa giấy. Cơ duyên đến với Phạm Anh Cường từ hơn 10 năm trước, khi còn là chàng sinh viên Ngoại Thương du học ngành Tài chính - Ngân hàng tại Nhật Bản theo chương trình học bổng cho sinh viên xuất sắc. Trong thời gian học tập tại đây, Cường kể đã có cơ hội tham gia các CLB làm hoa truyền thống của Nhật và bị thu hút bởi môn nghệ thuật hoa giấy Kamibana.

    ''Hoa giấy là sự kết tinh của nét đẹp tri thức, sự tinh tế, khéo léo của đôi bàn tay con người mà không máy móc nào thay thế được'', anh chia sẻ. Không dừng lại ở đó, nhận thấy tiềm năng phát triển tại Việt Nam với thế mạnh là nghề thủ công mỹ nghệ và giá nhân công rẻ, Cường bắt đầu nung nấu ý tưởng phát triển mô hình nghệ thuật này tại quê nhà.

    [​IMG]

    Hành trình trở thành chuyên gia thương hiệu và ươm tạo doanh nghiệp của Phạm Anh Cường bắt đầu từ hoa giấy.

    Năm 2009, ngay khi trở về Việt Nam, bằng nhiệt huyết của một người trẻ khởi nghiệp, chàng thanh niên 21 tuổi bắt tay vào hiện thực hóa ước mơ với startup đầu tiên về hoa giấy có tên Kamibana, cùng đội ngũ ban đầu gồm 6 nhân sự. Sau hơn một năm hoạt động, dù có những thành tựu bước đầu và đoạt giải thưởng tại nhiều cuộc thi khởi nghiệp, startup vẫn thất bại mà theo anh, nguyên nhân chính là do sai hướng phát triển và thiếu kỹ năng lãnh đạo.

    Tạm gác lại giấc mơ khởi nghiệp, Cường bắt đầu hành trình ''làm thuê'' từ TP HCM đến Hà Nội. Anh ''kinh qua'' nhiều vị trí, từ làm xuất nhập khẩu, trưởng nhóm quản lý thị trường ASEAN trong một tập đoàn công nghệ, đến giám đốc công ty bất động sản lớn. Theo CEO 8X, 4 năm làm thuê giúp anh bồi đắp kỹ năng, chuyên môn và khả năng lãnh đạo – bước đệm vững chắc cho startup sau này.

    Đang trong giai đoạn được coi là đỉnh cao của sự nghiệp, lương tháng không dưới 2.000 USD, nhưng Cường luôn tự hỏi: liệu đây có là điều mình mong muốn? Thất bại của startup đầu tay và tình yêu với hoa giấy vẫn không nguôi. Chàng thanh niên 25 tuổi với kiến thức, kinh nghiệm đã chín muồi quyết định tái khởi nghiệp, một lần nữa cùng hoa giấy.

    Flower Farm – từ hoa giấy đến hoa tươi

    Trong thời gian làm thuê, Cường có cơ hội công tác tại Singapore, Ấn Độ và ấn tượng với mô hình Quốc gia khởi nghiệp. Anh thường xuyên tìm hiểu về các mô hình vườn ươm, quỹ đầu tư trên thế giới. Tháng 7/2014, Phạm Anh Cường thành lập Hệ sinh thái khởi nghiệp BestB, với mong muốn kết nối và hỗ trợ startup từ kinh nghiệm của bản thân.

    Song song với vườn ươm, vị CEO trẻ cũng tái khởi nghiệp với startup hoa giấy ''Flower Farm''vào tháng 3/2015, với số vốn ban đầu là 2 tỷ đồng. ''Flower Farm được đặt theo tên quốc tế, với tham vọng đưa thương hiệu Việt, ngành nghề truyền thống của dân tộc vươn xa ra thế giới'', CEO Phạm Anh Cường chia sẻ.

    Flower Farm tập trung vào thị trường bán buôn với các sản phẩm hoa giấy thủ công. Từ những ngày đầu phải mang sản phẩm giới thiệu trực tiếp tại từng siêu thị, nhà sách, cửa hàng, đến nay, startup đã mở rộng quy mô phủ khắp cả nước, xuất khẩu sang 4 thị trường lớn gồm Singapore, Nhật Bản, EU, Mỹ, đem về doanh thu 60 tỷ đồng mỗi năm.

    [​IMG]

    Sản phẩm hoa giấy từ Flower Farm hiện phủ khắp cả nước và xuất khẩu ra thị trường lớn.

    Anh Cường cho biết, sản phẩm hoa giấy của Flower Farm được đánh giá cao bởi chất lượng đảm bảo các yêu cầu khắt khe của thị trường nước ngoài. Nguyên liệu giấy được nhập khẩu từ Italy, không phai màu, không ăn da tay, không gây hại cho sức khỏe. Mẫu mã sản phẩm đa dạng, được các nghệ nhân tự sáng tạo hoặc theo đơn đặt hàng, phục vụ nhu cầu như trang trí, décor, làm quà tặng…

    Flower Farm còn là một trong những startup tiên phong ứng dụng nền tảng công nghệ vào ngành hoa. Trăn trở từ thực trạng các hộ trồng hoa gặp khó khăn khi tìm đầu ra cho sản phẩm, bị lái buôn ép giá, năm 2015, Flower Farm tiếp tục mở rộng sang lĩnh vực hoa tươi, với mô hình kết nối giữa nông trại, shop bán hoa và người tiêu dùng. Theo đó, thông qua website và app, Flower Farm cho phép người nông dân trồng hoa, siêu thị, người mua thực hiện các lệnh mua bán online. Giải pháp có nhiều tính năng như tự động kết nối với phần mềm quản lý hàng hóa và đồng bộ dữ liệu tại từng trang trại - kho hàng, đẩy tin tức tự động tới các bên, định vị, đánh giá độ tín nhiệm và cảnh báo giao dịch bất thường...

    Hiện mô hình này được cung cấp miễn phí. Cường chia sẻ: ''Mình mong muốn Flower Farm sẽ chuyển đổi thói quen kinh doanh từ phương thức 'cổ hủ', truyền thống sang một xu hướng mới, giao thoa giữa nông nghiệp và công nghệ số. Giải quyết bài toán cho nông dân, người bán hoa, xây dựng một hệ sinh thái nông nghiệp là những giá trị mình mong muốn hơn là lợi nhuận''.

    Hiện tại, hệ sinh thái nông nghiệp Flower Farm đã có 70 shop hoa, 160 hộ nông dân trồng hoa tham gia và hơn 26.000 tài khoản users hoạt động.

    Trở thành chuyên gia Thương hiệu và ươm tạo Doanh nghiệp

    Thành công từ Flower Farm và hệ sinh thái khởi nghiệp BestB đã tiếp thêm động lực để Phạm Anh Cường tiếp tục hành trình lan tỏa và cổ vũ tinh thần khởi nghiệp cho các thế hệ doanh nhân. Rất nhiều bạn trẻ tìm đến anh để chia sẻ về ý tưởng startup cũng như để học hỏi và tư vấn. Từng ngược dòng từ thất bại tới thành công, học hỏi từ thực tế và các mô hình khởi nghiệp, hơn ai hết, anh hiểu rõ các khó khăn và những gì một startup giai đoạn đầu cần nhất.

    Phạm Anh Cường hiện giữ các vai trò như là nhà đầu tư, mentor cho các startup, diễn giả tại các hội thảo chia sẻ về khởi nghiệp. Cùng với BestB, anh cũng tích cực đồng hành cùng các cuộc thi cho startup tại các trường đại học Ngoại Thương, ĐH Quốc gia Hà Nội…nằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng người Việt trẻ. ''Hạnh phúc là giúp đỡ nhiều người. Thành công là nâng đỡ nhiều người. Đầu tư và ươm tạo cho khởi nghiệp là sứ mệnh của tôi''– Anh Cường chia sẻ.

    [​IMG]

    Với Phạm Anh Cường, ''ươm mầm” startup là sứ mệnh của mình.

    Với sự đồng hành của BestB, các startup sẽ được hỗ trợ gọi vốn, tư vấn chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu đến ứng dụng công nghệ, xuất khẩu…Đây cũng là nơi hội tụ giới khởi nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia, quỹ đầu tư và các trung tâm đào tạo, tạo nên hệ sinh thái khởi nghiệp.

    ''Các startup được ''ươm tạo'' phải là thương hiệu Việt và có giá trị xã hội. Chỉ khi dự án của bạn mang lại ý nghĩa lâu dài cho cộng đồng mới có thể phát triển đường dài'', CEO Phạm Anh Cường chia sẻ.

    Hiện tại, BestB đã ươm tạo được hơn 18 startup, nổi bật trong số đó phải kể đến: ManMo – Nền tảng kết nối Nhà nghỉ - Khách sạn – Du lịch; Shipcucnhanh – Nền tảng kết nối Logistics; LovelyLife.vn – Trang thương mại điện tử tiện lợi hàng đầu Việt Nam, Vjobs – Nền tảng kết nối và Tuyển dụng Nhân sự...

    Nói về kinh nghiệm khởi nghiệp, CEO Phạm Anh Cường chia sẻ: ''Bí quyết là sai và sửa sai liên tục. Trong khởi nghiệp, sai sót là một điều không thể tránh khỏi, quan trọng là cách bạn sửa sai. Môi trường startup Việt còn nhiều khó khăn, nhưng không phải là không làm được. Đó cũng là sứ mệnh của Flower Farm hay BestB, là giúp các startup có định hướng chuẩn để xây dựng một cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam bền vững''.

    Phạm Vân

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress
     
  2. Facebook comment - Từ ông chủ hoa giấy đến chuyên gia thương hiệu và ươm tạo doanh nghiệp

Share This Page