Nhiều loài động vật hoang dã bản địa của Australia đang bị đe dọa do các loài động vật ăn thịt du nhập từ nước ngoài, đặc biệt là mèo. Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Australia hoàn thành xây dựng hàng rào dài 44km ở miền trung Australia trong nỗ lực cứu các loài động vật hoang dã và thảm thực vật bản địa trước sự tàn phá của mèo hoang. Hàng rào ngăn mèo dài nhất thế giới này giúp thiết lập một khu vực bảo tồn không có động vật ăn thịt rộng gần 9.400 hecta, AFP hôm 25/5 đưa tin. Hàng rào ngăn mèo dài nhất thế giới nhằm bảo tồn sinh vật bản địa. (Ảnh: Australian). "Australia không có chiến lược nào thực sự hiệu quả để kiểm soát mèo. Vì vậy, cách duy nhất chúng tôi có thể cứu các loài bản địa khỏi nguy cơ tuyệt chủng là thiết lập những khu vực rộng lớn không có sự can thiệp của mèo hoang, bằng cách xây dựng hàng rào bảo vệ như thế này", Attius Fleming, Giám đốc điều hành của Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Australia, cho biết. Một số loài động vật có vú đang bị đe dọa như tê tê, mèo túi phía tây, chuột đất và chuột đá Australia sẽ được bảo vệ tại khu bảo tồn mới. Dự án xây dựng hàng rào ngăn mèo được tài trợ bởi chính phủ và tiền đóng góp của người dân. Khu vực bảo tồn dự kiến tiếp tục được mở rộng từ 9.400 hecta lên tới 100.000 hecta vào năm 2020. Australia hiện là nước có tỷ lệ động vật tuyệt chủng cao nhất trên thế giới. Biến đổi khí hậu, mất môi trường sống và đặc biệt là ảnh hưởng từ các loài thú ăn thịt như cáo, thỏ và mèo hoang là nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng hoặc suy giảm nhanh chóng về số lượng của các loài động vật có vú bản địa. Mèo du nhập được người châu Âu đưa tới Australia vào cuối thế kỷ 18. Ban đầu, chúng được nuôi như thú cưng, nhưng sau đó nhiều cá thể bắt đầu sống hoang dã và nhanh chóng lan rộng ra khắp lục địa sau hơn 100 năm. Ước tính, hiện có 10-20 triệu cá thể mèo hoang sinh sống trên khắp lãnh thổ Australia. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV