Nguy cơ cụt chân do biến chứng tiểu đường

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, May 27, 2018.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 133)

    Ông bị đái tháo đường tuýp 2 đã 18 năm. Ban đầu ông chỉ xuất hiện những triệu chứng mỏi chân, nặng chân, châm chích chân, đau bắp chân khi đi bộ khoảng 400 m. Khoảng hai tuần sau đó, ngón thứ 5 bàn chân phải diễn biến hoại tử nặng, bác sĩ ở Vĩnh Long chỉ định cắt bỏ. Tuy nhiên sau khi đoạn chi, tình trạng hoại tử chân không chấm dứt mà còn lan sang ngón chân 3 và 4.

    Lên TP HCM điều trị, ông được bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng hoại tử mỏm cụt kèm theo tắc động mạch vùng cẳng chân do xơ vữa động mạch. Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược đã thực hiện can thiệp tái thông động mạch bị tắc đưa máu tới nuôi bàn chân, sau đó cắt lọc mô và ngón chân hoại tử. Sau 12 tuần chăm sóc và theo dõi, vết thương của ông mới lành, có thể đi lại thoải mái không còn đau nhức.

    [​IMG]

    Tổn thương bàn chân dẫn đến phải đoạn chi ở người bệnh đái tháo đường đang báo động tại Việt Nam. Ảnh: L.P.

    Tiến sĩ Trần Quang Nam, Trưởng Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết trường hợp này, ban đầu tình trạng bệnh chưa được chẩn đoán đầy đủ và thiếu sự phối hợp điều trị từ các chuyên khoa nên việc cắt lọc ngón chân cũng không chấm dứt hoại tử.

    Bệnh nhân cần được phối hợp liên chuyên khoa gồm bác sĩ mạch máu, chỉnh hình, nội tiết để giúp giải cứu bàn chân. Đây là phương thức điều trị đã được nghiên cứu trên thế giới cho thấy làm giảm tỷ lệ đoạn chi trên 50%.

    Những tổn thương bàn chân dẫn đến phải đoạn chi ở người bệnh đái tháo đường đang báo động tại Việt Nam. Thống kê trên thế giới, cứ mỗi 30 giây có một bệnh nhân bị đoạn chi vì đái tháo đường.

    Bác sĩ Lê Thanh Phong, Khoa Lồng ngực Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết cứ hai người bị loét bàn chân do đái tháo đường thì có một người cần tái thông động mạch để làm lành vết loét. Bác sĩ chuyên khoa mạch máu sẽ xem xét vấn đề hẹp tắc mạch máu, chỉ định can thiệp tái thông mạch máu giúp vết thương lành nhanh hơn.

    Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình cắt lọc mô hoại tử, ghép da và chỉnh hình biến dạng bàn chân. Chuyên khoa nội tiết đái tháo đường giúp người bệnh điều trị ổn định đường huyết, dùng kháng sinh, chăm sóc vết loét trong suốt quá trình điều trị. Điều dưỡng sẽ tích cực thay băng chăm sóc vết thương hàng ngày, hướng dẫn người bệnh tập vận động để tránh loét tái phát, loét tì đè sau cắt lọc.

    [​IMG]

    Biến chứng đoạn chi có thể ngăn ngừa được bằng cách phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Ảnh: L.P.

    Biến chứng loét chân do đái tháo đường là một biến chứng khá phổ biến và là một trong những nguyên nhân nhập viện hàng đầu của người bị đái tháo đường. Đa số bệnh nhân đến viện giai đoạn trễ, vết loét lan rộng, nhiễm trùng nặng làm mất chức năng bàn chân, gây nguy cơ hoại tử nên các bác sĩ buộc phải đoạn chi để đảm bảo tính mạng. Biến chứng này có thể ngăn ngừa được bằng cách phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách, kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, có chế độ theo dõi, thăm khám sức khỏe định kỳ, không bỏ qua các dấu hiệu bất thường.

    Lê Phương

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Nguy cơ cụt chân do biến chứng tiểu đường

Share This Page