Khoa học lý giải những vụ đồ vật tự bốc cháy

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, May 26, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 154)

    Ngày 25/5, Sở Khoa học và Công nghệ Long An cho biết đang tham gia đoàn công tác tìm hiểu nguyên nhân đồ vật trong nhà bà Nguyễn Thị Lượng (thị trấn Thủ Thừa) liên tục tự bốc cháy. Gia đình đã cầu viện tới cơ quan chức năng.

    [​IMG]

    Chiếc radio nhà bà Lượng (Long An) cháy rụi. Ảnh: Hoàng Nam.

    Trước đó tháng 3/2013, nhà ông Nguyễn Hoài Thanh (xã Nghĩa Phúc, Tân Kỳ, Nghệ An) liên tục cháy đồ vật trong nhà. Có ngày 15-20 phút lại cháy. Sở Khoa học và Công nghệ cùng các ngành chức năng đã khảo sát, lấy mẫu khí, mẫu đất, mẫu vải cháy và đo mẫu nước, nhưng không tìm ra nguyên nhân.

    Năm 2015, khu phố Mới, xã Vạn Thắng (Nông Cống, Thanh Hóa) xôn xao khi đồ vật trong nhà ông Vũ Ngọc Toản nhiều ngày tự bốc cháy. Hiện tượng lạ diễn ra trong nhiều tháng. Đầu tiên là dây điện thoại bị đứt đoạn như có người cắt, sau đến chảy nhựa ở các đầu dây điện của ổ cắm và thiết bị điện trong gia đình.

    Điện thoại di động tự nhiên chảy nước, phồng rộp pin rồi phát nổ. Nhà ông Toản có gần 20 điện thoại chảy nước. Có lần điện thoại di động phát nổ, bắn vào màn hình làm hỏng tivi. Vụ cháy ở nhà ông Toản sau đó không tìm ra nguyên nhân.

    Cũng trong năm 2015, ở Quang Hưng (An Lão, Hải Phòng), nhà bà Nguyễn Thị Thanh có tới 15 lần đồ vật tự bốc cháy. Không chỉ củi, quần áo mà cả chân đế tủ lạnh cũng bất ngờ bốc cháy.

    Các địa phương như Cà Mau, Thái Bình... cũng xảy ra những vụ việc tương tự. Trường hợp đồ vật đột nhiên cháy không rõ nguyên nhân thường dẫn đến đồn đoán mang tính tâm linh, bí ẩn. Tuy nhiên, dưới góc nhìn khoa học thì những đồn đoán là thiếu căn cứ.

    Những nguyên nhân có thể gây cháy

    Theo tiến sĩ Nguyễn Hoàng, Trưởng phòng Phân tích Hóa - Quang phổ (thuộc Viện Địa chất), không có gì tự nhiên cháy. Giả thiết được ông Hoàng đưa ra đối với vụ cháy ở An Lão (Hải Phòng) có thể là hiện tượng phốt-pho bốc lên gặp không khí tác động xảy ra phản ứng và cháy.

    Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải thì cho rằng, cơ quan chức năng cần theo dõi sự lặp lại của hiện tượng cháy và quan sát yếu tố tự nhiên. Nếu trên cơ thể người, đôi khi cháy có thể là hiện tượng oxy hóa và bốc khói. Còn với các đồ vật dễ cháy, khi gặp phản ứng của phốt-pho hoặc mê tan cũng có thể xuất hiện đốm lửa nhỏ. "Đây là chuyện hoàn toàn bình thường", tiến sĩ Khải nói.

    Ở những khu vực cháy do điều kiện tự nhiên, giới chuyên môn cho rằng cần lưu ý đối với khu đầm lầy, cửa sông nơi vùi lấp thực vật, sinh vật. Quá trình phân hủy sinh ra các tạp khí, trong đó có tạp khí dễ gây cháy. Các khí này có khối lượng tự nhiên cao hơn lực hút của Trái Đất, nhưng nặng hơn không khí bình thường. Các tụ khí sinh ra tồn tại mang tính nhỏ lẻ nằm nông và có chiều hướng thoát lên mặt đất. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ bốc cháy.

    Trong nhiều trường hợp khác, cháy có thể do sự tác động của con người. Vì thế, giới chuyên môn cho rằng không nên đưa ra đồn đoán thiếu căn cứ mà cần dựa vào những chứng cứ xác thực, có đủ cơ sở khoa học để kết luận.

    Bích Ngọc (tổng hợp)

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Khoa học lý giải những vụ đồ vật tự bốc cháy

Share This Page