Lý do kinh dị khiến vết muỗi cắn trở nên cực ngứa mà khoa học mới tìm ra

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, May 23, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 134)

    Cũng chính bởi điều này mà các chứng bệnh do muỗi gây ra đều có khả năng lây lan rất cao.

    Muỗi là một giống loài cực kỳ khó chịu. Chúng phải hút máu bạn để sống, nhưng khốn nỗi lại tặng kèm vài bãi... nước bọt để khiến máu không đông lại được. Hút xong chúng bay đi mất, để lại một vết sưng tấy đỏ kèm cơn ngứa ngáy mà chẳng ai muốn phải chịu cả.

    Nguồn gốc của cơn ngứa ấy cũng do bãi nước bọt của muỗi mà ra. Chúng tác động đến hệ miễn dịch, khiến cơ thể phản ứng lại bằng cảm giác ngứa ngáy.

    Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ cơn ngứa ấy có thể cực kỳ khó chịu, kéo dài cả ngày, thậm chí là cả tuần. Tại sao nó lại dai dẳng đến như thế? Đây là câu hỏi đã khiến giới khoa học phải đau đầu suy nghĩ trong nhiều năm, và câu trả lời chỉ mới đến trong một nghiên cứu gần đây.

    [​IMG]
    Nguồn gốc của cơn ngứa ấy cũng do bãi nước bọt của muỗi mà ra.

    Cụ thể, nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS Neglected Tropical Diseases đã chỉ ra được cơ chế tác động của đống nước bọt này. Họ đã thực hiện thí nghiệm bằng cách sử dụng tế bào gốc, mô phỏng lại hệ miễn dịch của người trên chuột.

    Kết quả, phản ứng từ hệ miễn dịch là cực kỳ phức tạp. Dù muỗi cắn chúng không mang virus, nhưng hệ miễn dịch lại phản ứng rất mạnh, khiến cho vết muỗi cắn ngày càng trầm trọng hơn.

    "Chúng tôi nhận ra nước bọt của muỗi có thể kích hoạt cơ chế miễn dịch hết sức phức tạp, dù cơ thể không muốn điều đó" - bác sĩ Silke Paust, tác giả nghiên cứu đến từ Viện nhi Baylor and Texas (Mỹ) cho biết.

    "Ví dụ, cả tế bào miễn dịch lẫn nồng độ cytokine (protein đến từ tế bào bạch cầu bị viêm) đều bị ảnh hưởng. Tế bào T 1 - chịu trách nhiệm kháng virus, và T 2 - tạo ra phản xạ dị ứng đều có cả".

    Và theo Paust, phản ứng thái quá của cơ thể rất có khả năng khiến chúng ta gặp nguy hiểm.

    Ví dụ: nước bọt của muỗi có chứa virus hoặc kí sinh trùng, trong khi hệ miễn dịch lại tỏ ra quá bận rộn chỉ để chống lại các protein có trong nước bọt thôi. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập hơn.

    "Virus có trong nước bọt muỗi giống như con ngựa gỗ thành Troy vậy" - Jessica Manning, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm giải thích.

    [​IMG]
    Muỗi cắn chúng không mang virus, nhưng hệ miễn dịch lại phản ứng rất mạnh, khiến cho vết muỗi cắn ngày càng trầm trọng hơn.

    "Cơ thể đã bị xao nhãng bởi nước bọt muỗi và phản ứng ngứa ngáy kèm theo, mà không biết rằng nhiệm vụ thực sự phải là chống lại vi khuẩn và virus. Chính cơ thể đã giúp virus dễ dàng xâm nhập hơn bằng cách gửi thêm các tế bào đến nơi đốt, trong khi đó lại là thứ virus đang rất cần để lây lan".

    Theo Paust, việc cần làm từ nghiên cứu là tìm ra cơ chế phản ứng thực sự của cơ thể trước nước bọt muỗi.

    Trong nước bọt có tới hơn 100 loại protein, và chúng ta cần xác định được loại protein nào đã gây ra phản ứng. Chỉ có vậy thì các chứng bệnh lây lan từ muỗi mới có thể được diệt trừ hoàn toàn.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Lý do kinh dị khiến vết muỗi cắn trở nên cực ngứa mà khoa học mới tìm ra

Share This Page