Trí thông minh của chúng ta khác nhau là vì não bộ khác nhau. Nhưng khác ở điểm nào thì bạn có biết không? Cùng sinh ra là con người, nhưng mỗi chúng ta lại có tư duy, suy nghĩ khác biệt hoàn toàn. Và cũng bởi vậy mà trí tuệ của chúng ta cũng mỗi người mỗi khác. Có người thông minh tuyệt đỉnh, thì cũng có người chẳng được thông minh cho lắm. Lý do có lẽ ai cũng đoán ra: vì não bộ của chúng ta không giống nhau. Nhưng khác biệt ở điểm nào thì bạn có biết không? Bộ não của Einstein khác chúng ta ở chỗ nào? Chắc chắn là không rồi, vì mãi một nghiên cứu gần đây khoa học mới tìm ra được sự thật ẩn sau đó. Bí mật nằm ở lớp vỏ não và các neuron thần kinh: những người có IQ càng cao, mối liên kết giữa 2 thứ này càng ít hơn. Trên thực tế, các nghiên cứu trước kia từng cho rằng não bộ càng lớn, trí tuệ càng "khủng". Nhưng nghiên cứu mới này đã nhìn sâu hơn vào các khía cạnh của tế bào não và nhận ra một sự thật: tế bào không quan trọng, quan trọng là sự kết nối giữa chúng hiệu quả đến đâu. Nghiên cứu được thực hiện như thế nào? Cụ thể, các chuyên gia đến từ ĐH Bochum (Đức) đã thực hiện nghiên cứu trên 260 ứng viên, sử dụng sóng hình ảnh để đo lường mật độ và cách phân bổ chất xám có trong não bộ họ. Các ứng viên sau đó cũng thực hiện một bài kiểm tra tương đối khó, và phổ điểm chung rơi vào từ 7 - 27 điểm trên tổng số 28. Bộ não càng nhiều liên kết càng rắc rối, khó tư duy hơn. Sau khi so sánh mật độ chất xám với kết quả bài kiểm tra, họ nhận ra rằng những người có kỹ năng phân tích giỏi không chỉ có nhiều tế bào não hơn, mà các nhánh liên kết giữa neuron và vỏ não cũng ít hơn đáng kể. Các chuyên gia lại tiếp tục sử dụng dữ liệu từ dự án mang tên Human Connectome, với hơn 500 bản đồ não. Kết quả vẫn vậy: những người có IQ cao thì mật độ liên kết neuron cũng thấp hơn. Đây là một điểm bất thường, nếu so với những gì các nghiên cứu trước đó. Về cơ bản thì nghiên cứu trước kia đều cho rằng liên kết não bộ càng nhiều thì não càng hoạt động hiệu quả. Nhưng dường như không phải như vậy. Theo Erhan Genç - nhà thần kinh học từ ĐH Bochum, một bộ não thông minh không nhất thiết phải hoạt động quá nhiều, mà là hoạt động sao cho hiệu quả. Bộ não ấy sẽ không cần nhiều liên kết để hoạt động, mà là giảm đến tối thiểu nỗ lực tư duy. Tế bào không quan trọng, quan trọng là sự kết nối giữa chúng hiệu quả đến đâu. "Một bộ não thông minh thường có mạng lưới neuron mỏng, nhưng hiệu quả" - Genç kết luận. "Nó cho phép bộ não ấy đưa ra những tư duy ở cấp độ cao, mà không cần hoạt động quá nhiều". Cũng theo Genç, các nghiên cứu về trí tuệ thường rất khó, vì nó đòi hỏi việc phân tích tương đối trừu tượng. Nhưng dù vậy, nếu làm được, tức là chúng ta đã hiểu hơn về não bộ. Và khi hiểu được một bộ não thông minh là như thế nào, chúng ta có thể sử dụng nó để giải quyết bài toán kích thích trí tuệ của nhân loại. Có thể trong tương lai, một thế hệ mới với trí tuệ vượt trội hơn sẽ ra đời? Ai biết được! Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV