Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM cho biết: "Xông hơi với các thảo dược chứa tinh dầu đúng là biện pháp tốt để giải cảm nhưng cũng cần phải đúng liều lượng, đúng cách làm và có những "chống chỉ định" riêng". Đầu tiên, không phải lá nào cũng đem xông được. Để có hiệu quả giải cảm, phải xông bằng các loại lá có tinh dầu giúp thông đường mũi – họng như: tía tô, kinh giới, ngải cứu, hương nhu, sả, bạc hà, long não, khuynh diệp… Mỗi lần xông nên chọn 3-5 loại lá, mỗi loại một nắm nấu trong nồi chứa chừng 4 lít nước để đạt hiệu quả tốt nhất. Khi xông hơi nên dùng một chiếc mền hoặc một chiếc khăn lớn trùm lên đầu và nồi xông để tinh dầu không bị bay hơi ra ngoài. Nhiều người trùm tới mấy cái mền là điều không cần thiết, chỉ gây ngộp. Không nên xông quá nhiều, cách 1-2 ngày hãy xông một lần và khi hết cảm phải ngừng xông ngay. Nên để nồi xông với khoảng cách vừa đủ, tránh để gần đến mức da mặt nóng rát. Lúc nồi còn nóng để xa thôi, rồi từ từ để lại gần khi nước dần nguội bớt. Thỉnh thoảng nên chui đầu ra ngoài hít thở nếu thấy ngộp. Tuyệt đối không cố chịu ngộp vì điều đó chỉ khiến bạn mệt hơn. Xông hơi giải cảm không nên dùng cho người có bệnh cao huyết áp và các vấn đề tim mạch khác, cũng như người đang có bệnh về mắt. Cao huyết áp mà xông dễ lên cơn tăng huyết áp, gây trụy mạch. Còn mắt dễ kích ứng mà còn xông tinh dầu thì bệnh mắt càng nặng thêm. Không nên xông quá nhiều, cách 1-2 ngày hãy xông một lần và khi hết cảm phải ngừng xông ngay. Nên uống bù nước, ăn thêm canh, súp sau khi xông bởi xông hơi làm bạn mất nước nhiều. Không nhất thiết phải xông hơi mới giải cảm được, còn rất nhiều phương pháp dân gian dễ dùng như: ăn cháo giải cảm hay uống chanh – mật ong. Cháo giải cảm rất dễ làm. Cháo trắng, nấu chung với thịt bằm hoặc một lòng đỏ trứng, thêm vào ít lá tía tô, ăn nóng. Cháo này không chỉ dễ ăn với người đang bệnh, cung cấp năng lượng mà cũng giúp vã mồ hôi, bớt nghẹt mũi, phù hợp với người lớn lẫn trẻ em. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV