Đây là cuộc đời đầy trái ngang của loài hoàng đế biển Alaska

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, May 19, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 163)

    Mang danh cua hoàng đế nhưng cuộc đời loài giáp xác này thật ngang trái. Đã an phận ẩn náu sâu kín dưới vùng biển Alaska khắc-nghiệt-gần-nhất-quả-đất rồi mà vẫn bị bắt. Tất cả là vì... phần thịt quá ngon, quá hiếm gợi lên bao sự thèm thuồng.

    Vào thời hoàng kim trước thập niên 80, ngư dân săn được rất nhiều con cua hoàng đế đỏ và xanh nặng tới 7-8kg. Còn kích cỡ trung bình hiện nay chỉ đạt mức 3-5kg mà thôi.

    Có 3 loại cua hoàng đế chính trên thị trường, chúng được phân biệt theo màu sắc: cua hoàng đế đỏ (to và ngon nhất) > xanh lam > vàng kim (cua nâu).

    Ngoài ra, còn có 1 loại màu đỏ sáng, nhưng nhỏ và hiếm thấy hơn nên không đáng chú ý lắm.

    [​IMG]
    Từ trái sang, từ trên xuống: cua đỏ, cua xanh dương, cua vàng kim, cua đỏ sáng.

    Kế đến hãy cùng tìm hiểu vòng đời của các vị "hoàng đế" biển sâu nhé!

    1. Chào đời với 500 ngàn anh chị em nhưng rất khó sống sót


    Cuộc đời cua hoàng đế bắt đầu trong vỏ trứng, cùng với khoảng... 45 - 500 ngàn anh chị em "trứng" khác. Bé trứng được cua mẹ chuyên chở trong phần cánh đuôi rộng suốt gần 1 năm trời.

    [​IMG]
    Bé trứng được cua mẹ chuyên chở trong phần cánh đuôi rộng suốt gần 1 năm trời.

    Rồi vỏ trứng cũng hé ra, chuyển sang giai đoạn ấu trùng kéo dài 2 - 3 tháng. Ở giai đoạn này, "bé" cua đặc biệt dễ bị tổn thương, có thể bị sóng đánh trôi hay chôn vùi mất biệt.

    Những kẻ sống sót ít ỏi sẽ chăm chỉ kiếm mồi, chúng thường ăn các sinh vật phù du và lớp vỏ của chúng sẽ dần hình thành trong giai đoạn này. Đây là chiếc vỏ đầu tiên trong khoảng 5 lần thay vỏ để trưởng thành của cua hoàng đế.

    [​IMG]
    Một điều đặc biệt là cua cái sẽ phải thay vỏ thì mới có thể phối giống được.

    2. Dành cả thanh xuân để bò đi... đẻ


    Chỉ vào giai đoạn này, cua hoàng đế mới ra hình hài... 1 con cua. Trong 2 - 4 năm tiếp theo, cua dành thời gian hợp thành đàn. Sau đó, di chuyển đến vùng nước nông hơn để... đẻ. Nhiều con phải bò cả 100 dặm (160km) để tìm những chỗ biển nông.

    Trung bình, cua xanh, cua đỏ định cư ở độ sâu 30 - 60m. Còn cua nâu ở sâu đến gần 100m - đây là loài trốn kỹ nhất trong họ hàng nhà hoàng đế.

    [​IMG]
    Trong 2 - 4 năm tiếp theo, cua dành thời gian hợp thành đàn.

    Vậy là sau 2 - 4 năm, một thế hệ cua mới đã ra đời. Cua hoàng đế cũng có thể sống ngót nghét hơn 20 năm. Nghe vậy, chắc bạn thấy khó hiểu vì sao cua vừa mắn đẻ lại sống dai mà sản lượng ngày càng suy giảm đến tận cùng?!

    Bởi theo quy định của bang Alaska, cua hoàng đế phải từ 7 - 9 năm thì mới đạt đến kích cỡ được phép đánh bắt. Mặt khác, tỷ lệ sống sót của cua non rất thấp.

    3. Vòng luẩn quẩn cả đời là để... ăn và bị ăn


    Thực đơn của cua hoàng đế khá phong phú gồm có: nghêu - sò - ốc sên, sâu biển, con "sand dollar" (họ sao biển), tảo và... những con cua nhỏ hơn. Thực đơn sẽ thay đổi tùy theo tuổi đời và độ sâu mà cua sinh sống.

    [​IMG]
    Thực đơn của cua hoàng đế sẽ thay đổi tùy theo tuổi đời và độ sâu mà cua sinh sống.

    Bên cạnh con người, cua hoàng đế cũng có nhiều "cơn ác mộng" khác như cá bơn, cá tuyết, rái cá, bạch tuộc và những con cua khác (không quan trọng giống loài, chỉ cần cua lớn là "thịt" cua bé).

    Một điều trớ trêu là ngư dân rất hay dùng cá tuyết để làm mồi, đặt trong lồng bẫy cua hoàng đế. Hôm trước cá vừa nuốt cua, hôm sau cua đã ăn cá.

    4. Chuyện chưa kể về quá trình... "lên dĩa"


    Thông thường, cua được sơ chế ngay tại Alaska, thải bỏ phần thân rất ít thịt, giữ lại càng và chân, sau đó ướp lạnh và chuyển đi khắp nước Mỹ.

    [​IMG]
    Thịt cua hoàng đế thơm ngon, bổ dưỡng.

    Ngoài ra,còn có một lượng lớn cua được lấy thịt sẵn chuyển đến Nhật Bản - thị trường tiêu thụ lớn cua hoàng đế, nhất là cho món sushi thượng hạng!

    Hiện nay có nhiều nhà hàng ở New York, London, Nhật Bản, Trung Quốc... còn yêu cầu mua cua hoàng đế tươi sống.

    Để đáp ứng yêu cầu khó nhằn này, cua sẽ được giữ trong nước và chuyên chở bằng máy bay trong 24 - 36 giờ.

    [​IMG]
    Bảo quản cua hoàng đế.

    Vì chuyện bảo quản quá khó lại không có nhiều ý nghĩa kinh tế (nặng nề mà gần như chỉ ăn được càng với chân) nên cua sống vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số cua được phân phối.

    Và lưu ý rằng cua hoàng đế có ở nhiều vùng như Nga, Na Uy, thậm chí một lượng ít ở Nhật, Nam Mỹ... nhưng chỉ có cua sống tại biển Alaska mới được gọi là "cua hoàng đế Alaska"!

    [​IMG]
    Cua hoàng đế Nga nhỏ hơn, rẻ hơn và có màu sắc khác cua hoàng đế Alaska.

    Cua ở Alaska không chỉ dồi dào, chất lượng cao mà còn được đánh bắt bài bản nhất và có sự cân nhắc đến yếu tố môi trường.

    Theo nhiều nguồn, cua Alaska có cách khai thác bền vững hơn hẳn cua hoàng đế Nga nên giá cũng đắt gần gấp đôi.

    Giá cua Alaska rơi vào khoảng 1-1,3 triệu đồng/kg trong khi cua hoàng đế Nga khoảng 600 nghìn đồng/kg. Mà đây chỉ là giá "khởi điểm" thôi chứ không phải "giá trần".

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Đây là cuộc đời đầy trái ngang của loài hoàng đế biển Alaska

Share This Page