Các nhà nghiên cứu tại Đại học Buffalo, New York vừa sản xuất ra một con chip mới, giá rẻ, có khả năng cảm nhận chất hóa học, dùng để phát hiện cocaine. Con chip này hiện có thể phát hiện ra các vật chất bên trong các mẫu máu, hơi thở, nước tiểu hay nước bột thông qua một quá trình thanh lọc, và có thể phát hiện ra cocaine chỉ trong vòng vài phút mà thôi. Các nhà nghiên cứu cho biết bước tiếp theo trong nghiên cứu của họ là cài đặt con chip này lên một thiết bị thử nghiệm đơn giản, gọn nhẹ, có thể dùng trong các bài kiểm tra ma túy nhanh đối với nhiều loại vật chất khác nhau. Con chip này hiện có thể phát hiện ra các vật chất bên trong các mẫu máu, hơi thở, nước tiểu... (Ảnh minh họa). Kỹ thuật thử nghiệm ma túy hiện tại, dựa vào quang phổ bề mặt Raman, cũng sử dụng các con chip nhưng đắt hơn nhiều; trong khi vật liệu thô để sản xuất con chip mới này có giá chỉ dưới 0,1 USD mà thôi. Con chip mới, vốn được nhóm nghiên cứu miêu tả là một "chiếc bánh nhiều lớp", là một cấu trúc nano được thiết kế đặc biệt bằng cách xếp lớp vật liệu giữa các phân tử nano vàng và bạc để giữ ánh sáng. Khi các phân tử sinh học hay hóa chất chạm vào bề mặt chip, một phần ánh sáng đã bị giữ lại sẽ tương tác với các phân tử và bị tán xạ thành nhiều luồng sáng mới. Hiệu ứng này diễn ra theo những kiểu độc nhất, có thể được xem như vân tay, tiết lộ thông tin về hợp chất đang nằm trên bề mặt chip. Công nghệ này rất tiết kiệm chi phí, thích hợp để sản xuất trên quy mô công nghiệp và có thể được bán trong thời gian dài, mà theo các nhà nghiên cứu thì nó có thể hoạt động tốt sau một năm được lưu trữ trong kho. Con chip này sẽ giúp đẩy nhanh các thủ tục thử ma túy tại nhiều quốc gia trên thế giới, và hiển nhiên sẽ mang lại lợi ích đáng kể đối với lực lượng cảnh sát và các cơ quan an toàn đường bộ - những người sẽ có thể tận dụng nó để tiến hành nhiều hơn nữa các bài thử nhận diện nhiều loại ma túy nhanh - gọn - lẹ. Các nhà nghiên cứu hi vọng con chip này sẽ sớm có thể phát hiện nhiều loại ma túy khác, như cần sa chẳng hạn. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV