Các nhà khoa học mới đây đã giải mã thành công bí quyết giúp tháp nghiêng Pisa cao 58 mét, nghiêng một góc 5,5 độ ở Italia nhưng vẫn trụ vững trước hàng loạt trận động đất trong 800 năm qua. Tháp nghiêng Pisa ngày nay trở thành điểm du lịch nổi tiếng. Theo The Sun, nhóm nghiên cứu tại Đại học Bristol và Đại học Roma kết luận rằng, tháp Pisa tồn tại với góc nghiêng lớn như vậy là do hiện tượng tương tác động thái cấu trúc đất (DSSI). “Chính mảnh đất đã gây nên sự bất ổn và khiến tháp Pisa có thể sụp đổ lại là tác nhân góp phần giúp tháp nghiêng này tồn tại qua những trận địa chấn suốt 500 năm qua”, giáo sư Mylonakis thuộc Khoa Xây dựng tại Đại học Bristol, người phụ trách nhóm nghiên cứu, nói. Nhóm nghiên cứu cho biết, chiều cao và độ cứng của tháp Pisa kết hợp với độ mềm của đất nền, khiến cho dao động của tháp không cộng hưởng với chuyển động đất trong những trận động đất. Đó chính là “chìa khóa” cho sự tồn tại của tháp nghiêng trong hàng trăm năm. Do đặc tính dễ bị tổn thương của cấu trúc, không trụ theo chiều thẳng đứng, nên nhiều chuyên gia từng cho rằng tháp nghiêng Pisa sẽ bị tổn hại nặng hoặc thậm chí bị sụp đổ trong những trận địa chấn. Nhưng điều kinh ngạc là những tình huống đó không hề xảy ra cho đến nay. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV