Chia sẻ với VnExpress, ông Đinh Thế Phùng, người sáng lập Crypto Việt Group cho biết công nghệ blockchain gồm hai đặc tính cơ bản là lưu trữ thông tin (blockchain 1.0) và chạy các smart contract - Hợp đồng thông minh (blockchain 2.0). Ví dụ, trong một trò chơi, hai người rút ngẫu nhiên 10 quân bài và niêm phong kết quả, ai đoán đúng con số trên quân bài sẽ chiến thắng. Vấn đề được đưa ra là ai sẽ giữ phần kết quả niêm phòng khi cả hai đều lo ngại đối phương sẽ đánh tráo các quân bài, gian lận. Cách thông thường là nhờ một người thứ ba làm trọng tài, trung gian phân xử. Trong nhiều trường hợp, "trọng tài" có thể sẽ không làm miễn phí mà đòi hỏi tiền công và quan trọng hơn cả là sự tín nhiệm vô điều kiện để thiết lập quyền phán xử. Đây chính là lý do công nghệ blockchain ra đời. Nếu thông tin và kết quả những lá bài được lưu trữ trên hệ thống blockchain, các dữ liệu này là không thể thay đổi. Đặc tính này giúp giải quyết các rủi ro trong gian lận, xóa bỏ, thay đổi và đánh tráo thông tin trong giao dịch và thương mại với chi phí thực hiện thấp. Với các đặc tính lưu trữ thông tin và chạy hợp đồng thông minh, công nghệ blockchain có thể được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như kế toán, xuất nhập khẩu hàng hóa, theo dõi xuất xứ sản phẩm,... Trong câu chuyện trên, nếu có phát sinh giao dịch như người thua phải trả người thắng một khoản tiền, để đảm bảo thỏa thuận được thực thi, công nghệ blockchain sẽ giúp loại bỏ việc phải ký hợp đồng và lại nhờ một bên thứ ba làm chứng. Nền tảng blockchain 2.0 cung cấp tính năng "smart contract"- Hợp đồng thông minh. Chỉ cần đưa hợp đồng lên blockchain, giao dịch sẽ được thực hiện tự động khi có kết quả. Kết hợp cùng các hợp đồng thông minh, các doanh nghiệp và các đơn vị phát triển blockchain có thể tạo ra vô vàn ứng dụng phi tập trung khác nhau (decentralized application- dapp). Theo ông Phùng, các ứng dụng phi tập trung có thể được triển khai trong lĩnh vực kế toán. Hàng năm doanh nghiệp phải chịu chi phí không nhỏ cho việc kiểm toán nội bộ các dữ liệu của bộ phận kế toán để ngăn chặn việc số sách bị sửa đổi trái phép. Đưa các dữ liệu đó lên blockchain, vấn đề sẽ được giải quyết. Đối với bài toàn trong ngành logistic, theo dõi nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, ví dụ, một kiện hàng được vận chuyển từ thủ đô Amsterdam, Hà Lan về Hà Nội. Khi hàng xuất cảng, thông tin đó được đưa lên blockchain và hợp đồng thông minh tự trả một phần tiền cho bên logistic theo thỏa thuận trước. Khi hàng về đến cảng Hải Phòng, hợp đồng thông minh tiếp tục thanh toán phần tiền tiếp theo. Và khi hàng về tới Hà Nội, việc chi trả khoản tiền cuối cùng được hoàn tất. Trên hết, lịch trình vận chuyển của kiện hàng này được lưu trữ vĩnh viễn trên blockchain, khách hàng có thể tự tra cứu để xác minh nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Ứng dụng công nghệ blockchain vào bình chọn trong chương trình truyền hình, nếu từng phiếu bầu được ghi lên blockchain, dữ liệu này là công khai, minh bạch, kết quả không thể bị thay đổi và khi bầu chọn kết thúc, hợp đồng thông minh sẽ tự trả tiền cho người thắng cuộc. Hiện nay, theo nhà sáng lập Cryto Việt Group, phần lớn các ví dụ được liệt kê đều đã khả thi trong việc triển khai trên các blockchain 2.0. Tuy vậy, nền tảng này cũng đang bộc lộ một số khuyết điểm cần khắc phục. Hiện nay, công nghệ blockchain vẫn chưa đạt đến trình độ phát triển lý tưởng, mới chỉ đang ở giai đoạn đầu và vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục như dịch vụ tạo chuỗi phụ, thiếu công cụ hỗ trợ cho các nhà phát triển nền tảng chuỗi khối. Thứ nhất, không có dịch vụ tạo chuỗi phụ blockchain (side chain). Nếu tất cả các ứng dụng phi tập trung được phát triển và chạy trên một blockchain duy nhất sẽ khiến nền tảng bị quá tải. Vấn đề đó đã xảy ra trên thực tế với blockchain Ethereum vào cuối năm 2017. Ethereum bị quá tải dẫn đến tắc nghẽn giao dịch do có quá nhiều ứng dụng phi tập trung cùng hoạt động và đặc biệt là game Cryptokities. Nếu Ethereum có tính năng tạo được blockchain, các ứng dụng phi tập trung có thể tùy chọn trong việc chạy trên chuỗi phụ hoặc chạy trên chuỗi chính (blockchain của Ethereum), tình trạng tắc nghẽn sẽ không xảy ra. Tiếp nữa, như ví dụ về ứng dụng trong lĩnh vực kế toán, doanh nghiệp chắc chắn không muốn đưa thông tin kế toán nội bộ lên một nền tảng blockchain công cộng như Ethereum mà có mong muốn được bảo mật các thông tin đó. Giải pháp là các doanh nghiệp có thể tạo một chuỗi phụ, và tùy biến các thông số của chuỗi phụ đó theo mục đích của đơn vị, trong đó bao gồm cả việc chuyển hóa thành nền tảng blockchain riêng tư. Hiện nay, công cụ lập trình của các dự án blockchain còn hạn chế, gây khó khăn trong việc hiện thực hóa các ý tưởng ứng dụng công nghệ chuỗi khối. Các dự án blockchain tiên tiến cần giải quyết vấn đề này, cần những công cụ lập trình hoàn chỉnh để hỗ trợ các nhà phát triển ứng dụng. Trên thị trường, một số đơn vị dần đưa ra những giải pháp khắc phục, trong số đó có Achain - dự án blockchain 3.0 phù hợp trong việc phát triển các ứng dụng phi tập trung. Achain là startup được thành lập năm 2015, đặt trụ sở tại Singapore. Tháng 7/2017, startup này kết thúc ICO (hình thức huy động vốn bằng tiền thuật toán), cạnh tranh trực tiếp với các nền tảng như ETH , NEO... Nền tảng blockhain này có tốc độ xử lý 1000 giao dịch/ giây, đã hoàn thiện các công cụ hỗ trợ lập trình viên. Achain cho phép các nhà phát triển thực hiện mọi cấp độ về token, hợp đồng thông minh, các ứng dụng phi tập trung vào hệ thống blockchain (side chain). Hiện tại, nền tảng này có khoảng 30 ứng dụng phi tập trung trên hệ thống. Phương Nguyên Hội thảo "Ứng dụng blockchain trong doanh nghiệp" được tổ chức vào 8h30 ngày 20/5/2018 tại khách sạn JW Marriot Hà Nội, số 8 Đỗ Đức Dục, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội. Chương trình có sự tham gia của Achain - nền tảng blockchain 3.0 sẽ giúp giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp, các đơn vị phát triển công nghệ chuỗi khối trong việc làm sao ứng dụng blockchain trong doanh nghiệp cũng như xây dựng các ứng dụng phi tập trung trên nền tảng sẵn có. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn: VNExpress