Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng tiếp xúc với ánh sáng xanh trong thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư vú lên 1,5 lần và ung thư tuyến tiền liệt lên gấp đôi. Theo một nghiên cứu mới đây, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh nhân tạo trên các thiết bị như điện thoại thông minh và đèn LED ngoài đường có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe của bạn. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh ở mức độ cao vào ban đêm có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư cao hơn so với những người bình thường. Điển hình như nguy cơ phát triển ung thư vú cao gấp 1,5 lần và ung thư tuyến tiền liệt cao gấp đôi. Đặc biệt ở đàn ông, nguy cơ này tăng lên đến 2,8 lần. Đàn ông tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao gấp 2,8 lần. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Environmental Health Perspectives thông qua việc so sánh sự tiếp xúc với ánh sáng xanh trước đó của 2.000 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt hoặc vú với một nhóm bình thường khác khoảng 2.000 người ở Barcelona và Madrid. Alejandro Sánchez de Miguel, trưởng nhóm nghiên cứu, chia sẻ với CNNrằng đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu về sự tương quan giữa ánh sáng xanh nhân tạo với nguy cơ ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Nghiên cứu chỉ ra rằng ánh sáng xanh có nguy cơ gây hại đến sức khỏe cao nhất. Bên cạnh đó, các loại ánh sáng nhân tạo khác như ánh sáng đỏ hoặc xanh lá cây cũng có sự ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển bệnh ung thư. Ánh sáng xanh trên smartphone là nguyên nhân gây ra hiện tượng khó ngủ. Ánh sáng xanh có bước sóng ngắn hơn nên nó mang nhiều năng lượng hơn các loại ánh sáng khác. Tiếp xúc với ánh sáng xanh có thể làm giảm melatonin, một loại hormone quan trọng giúp điều hòa chu kỳ giấc ngủ tự nhiên của cơ thể và nó cũng được biết đến như một chất chống oxy hóa. Theo Sánchez de Miguel, với một mức độ vừa đủ melatonin trong não có thể ngăn chặn sự phát triển của một số loại ung thư. Hiện nay, ánh sáng xanh đang được sử dụng phổ biến trong nhiều loại đèn LED ngoài trời với nhiệt độ màu lớn hơn 3.000 Kelvin. Ánh sáng xanh cũng xuất hiện bên trong các thiết bị như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Ánh sáng xanh trên đèn LED và điện thoại thông mình đều gây hại đến sức khỏe người dùng. Sánchez de Miguel cũng nhấn mạnh rằng nghiên cứu này chỉ tập trung vào ánh sáng xanh từ đèn LED ngoài trời, không phải điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Nhưng về bản chất chúng có cùng một cơ chế ảnh hưởng như nhau nên đều gây hại cho sức khỏe của bạn. Đối với người dùng điện thoại thông minh, máy tính và máy tính bảng nên hạn chế sử dụng thiết bị vào ban đêm hoặc những nơi có điều kiện ánh sáng yếu. Ngoài ra, có thể sử dụng thiết bị hỗ trợ như kính mắt hoặc các ứng dụng lọc ánh sáng xanh ngay trên điện thoại và máy tính bảng như chế độ Night Shift trên iPhone. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV