Cô gái bệnh tim liều mình sinh con

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, May 3, 2018.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 179)

    Phó giáo sư Tạ Mạnh Cường, Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Bệnh viện Bạch Mai, Trưởng đơn vị cấp cứu và Hồi sức tích cực C1 Tim mạch, cho biết sản phụ mắc bệnh tim vào viện trong tình trạng hết sức nguy kịch. Các bác sĩ của 4 khoa Tim Mạch - Sản - Nhi - Gây mê hồi sức - Huyết học truyền máu đã phối hợp cùng nhau để cứu chữa cho bệnh nhân.

    Bệnh nhân phát hiện bệnh tim từ năm 18 tuổi, hẹp van hai lá, hở van động mạch chủ, đã được thay 2 van nhân tạo cơ học năm 2011. Sau đó, sức khỏe ổn định, cô lập gia đình năm 2016. Mặc dù được các bác sĩ tim mạch khuyến cáo, song với khát khao được làm mẹ, cô vẫn quyết tâm sinh con.

    Cuối năm 2017, phát hiện mang thai, cô vừa mừng vừa lo.Từ khi có bầu, sức khỏe của cô bị ảnh hưởng. Cô phải nghỉ làm để theo dõi và chăm sóc sức khỏe thai kỳ. Khi thai được 34 tuần tuổi, cô luôn mệt mỏi và khó thở, đi khám thai các bác sĩ phát hiện tim của người mẹ rất nguy kịch. Van động mạch chủ hẹp nhiều đe dọa tính mạng của cả hai mẹ con nên thai phụ được chuyển đến Đơn vị Cấp cứu và Hồi sức Tim mạch C1, Bệnh viện Bạch Mai.

    [​IMG]

    Ảnh: Health.

    Theo Phó giáo sư Tạ Mạnh Cường, hẹp van động mạch chủ cơ học là bệnh lý tim mạch rất nghiêm trọng, nguy cơ tử vong cao cho cả mẹ lẫn con. Với mẹ, hẹp van động mạch chủ nặng có thể dẫn đến suy tim, phù phổi, thậm chí đột tử bất cứ lúc nào mặc dù triệu chứng lâm sàng khá nghèo nàn. Với thai nhi, mẹ bị hẹp động mạch chủ nhiều có thể dẫn đến suy thai do thiếu ôxy. Khi biến chứng tim mạch xảy ra đối với người mẹ (suy tim, phù phổi cấp...) thì tính mạng của thai nhi rất khó bảo toàn. Ngoài ra, sản phụ còn có một khối u xơ tử cung rất lớn, nằm chắn đường ra của thai nhi nên khó có thể sinh thường.

    Cuộc hội chẩn của các bác sĩ đầu ngành các chuyên khoa Nội Tim Mạch, Ngoại Tim Mạch, Sản, Nhi, Hồi sức tích cực, Gây mê Hồi sức, Huyết học, chọn phương án phẫu thuật bắt con cho thai phụ. Tuy nhiên, tiên lượng không tốt cho cả hai mẹ con nên các bác sĩ phải giải thích kỹ cho gia đình bệnh nhân về những nguy cơ có thể xảy ra trước khi tiến hành phẫu thuật.

    Bệnh nhân được mổ cấp cứu lấy thai tại Khoa Sản Bệnh viện Bạch Mai. Bác sĩ Trần Quốc Nhân phẫu thuật lấy thai thành công, đồng thời bóc tách một khối u xơ tử cung nặng 4 kg ở đoạn dưới tử cung của sản phụ. Sản phụ mang trong mình cả thai và khối u 4 kg, là sự gắng sức quá nặng nề đối với bà mẹ mang 2 van tim nhân tạo, trong đó một van đang trong tình trạng hẹp rất nặng. Bé trai chào đời nặng 2 kg được chuyển ngay tới phòng Hồi sức sơ sinh của Khoa Nhi để hồi sức và kiểm soát theo chế độ của trẻ sơ sinh non.

    Sau phẫu thuật, sản phụ tiếp tục được theo dõi tại khoa Gây mê Hồi sức của Bệnh viện. Đến chiều cùng ngày, sản phụ ổn định, có thể tự thở, huyết động ổn định đã được chuyển trở lại C1, Viện Tim Mạch để tiếp tục theo dõi và chuẩn bị phẫu thuật thay van động mạch chủ. Tại C1, sản phụ được săn sóc đặc biệt trong phòng cách ly, đến ngày thứ hai sau mổ, các bác sĩ đã phải dùng thuốc chống đông máu theo đường tĩnh mạch cho sản phụ để tránh nguy cơ kẹt van nhân tạo do máu đông. May mắn, sản phụ bình phục khá nhanh và đáp ứng với thuốc điều trị.

    Tại khoa Nhi, bé trai được nuôi dưỡng trong lồng ấp, thở máy và chăm sóc tích cực. Sau 8 ngày điều trị, hiện sức khỏe của cháu ổn định và tiến triển tốt, có thể tự bú được 30 ml sữa. May mắn, cháu bé được khám sàng lọc tim bẩm sinh ngay ngày thứ hai chào đời, kết quả không mắc bệnh tim.

    Các bác sĩ khuyến cáo, tất cả phụ nữ có tiền sử về tim mạch, nếu muốn mang thai đều cần được sự tư vấn và theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa, tránh nguy hiểm cho cả mẹ và con.

    Lê Nga

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Cô gái bệnh tim liều mình sinh con

Share This Page