Sự ra đời của các máy đào ASIC đã gây ra nhiều tranh cãi trong các cộng đồng tiền mã hoá. Ví dụ, các thành viên Bitcoin cho rằng các thiết bị này tạo ra tập trung hóa các hoạt động khai thác. Tương tự như vậy, người sáng lập của Siacoin cũng quan ngại về việc giới thiệu các thiết bị khai thác cho tiền mật mã của mình. Bitmain xác nhận ra mắt dòng ASIC Miners Ethereum đầu tiên Vitalik phản đối việc sử dụng fork để vô hiệu hóa Ethereum ASIC Ethereum cân nhắc Hard Fork để chống lại máy đào ASIC Hiện tại Ethereum, đồng tiền kỹ thuật số có giá trị cao thứ hai trên thế giới cũng đang đau đầu để đối phó với vấn đề này. Bitmain, công ty khai thác mỏ có trụ sở tại Trung Quốc, gần đây đã giới thiệu các thiết bị ASIC cho blockchain của Ethereum. Nhưng tin tức này hầu như không nhận được phản ứng tích cực từ cộng đồng Ethereum. Thay vào đó, nó đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận gay gắt trong cộng đồng về những lợi ích và tác hại của việc cho phép những máy đào ASIC gia nhập vào hệ sinh thái của Ethereum. Cuộc thảo luận có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai của đồng tiền mã hóa này. Các máy đào ASIC ảnh hưởng như thế nào đến hệ sinh thái của Ethereum Các thiết bị ASIC mang lại những lợi ích và bất lợi cho hệ sinh thái của một đồng tiền mã hóa. Ví dụ, chúng giúp cho các hoạt động trở nên quy mô hơn bởi vì chúng tương đối rẻ tiền và hiệu quả hơn (so với các GPU) khi xử lý các hàm băm. Đổi lại, các thợ mỏ có được biên độ lợi nhuận cao hơn khi họ nhận được hiệu suất khai thác lớn cộng với chi phí phân cấp. Kinh nghiệm với bitcoin đã cho thấy rằng khả năng sinh lời của các thiết bị ASIC là một động lực cho các doanh nhân thiết lập nên các trang trại khai thác lớn, tạo ra khả năng kiểm soát sự phát triển tương lai của tiền mã hóa. Có thể lấy Bitcoin Cash làm ví dụ. Fork này có ngày hôm nay là nhờ sự ủng hộ từ phía cộng đồng khai thác. Ethereum trải qua một fork trước khi DAO bị hack. Bây giờ một số người đang đề xuất về một fork khác để bảo vệ đồng tiền mã hóa này khỏi các thiết bị ASIC. Ví dụ, nhà phát triển cốt lõi của Ethereum, Piper Merriam đã đề xuất một thay đổi bộ mã để làm cho thuật toán của Ethereum trở nên kém hiệu quả hơn đối với các máy đào ASIC. Nhưng điều đó sẽ yêu cầu các node trên mạng Ethereum nâng cấp các thuật toán lên phiên bản mới nhất, một nhiệm vụ tốn nhiều công sức và thời gian. Đáp lại, những người khác đã đề nghị hoãn việc fork này. Ví dụ, Vitalik Buterin đã nói rằng anh ta nghiêng về phía “không hành động”. Theo anh, quá trình nâng cấp sẽ “khá hỗn loạn và làm giảm đi những điều quan trọng hơn”. Các giàn khoan ASIC có tác động hạn chế không? Đánh giá của Buterin có thể trở thành lập luận thuyết phục. Điều này là do các thiết bị ASIC có thể có tác động hạn chế trên mạng Ethereum, vốn đã khá mang tính tập trung hóa. Có hai lý do cho điều này Đầu tiên, Ethash, thuật toán được sử dụng để khai thác Ethereum, vốn đã có tính kháng ASIC. Đó là một chỉnh sửa từ thuật toán Proof of Work (PoW) của Bitcoin và sử dụng DAG. DAG, cũng được sử dụng trong IOTA, yêu cầu ít CPU và bộ nhớ để tính toán. Chúng cũng có thể được tạo trước, thay vì được khai thác trong thời gian thực. Điều này không giống như thuật toán của Bitcoin khi mà thuật toán đó được cho là đòi hỏi sức mạnh và năng lượng xử lý khổng lồ. Thứ hai, Ethereum đã được dự kiến chuyển sang thuật toán Proof of Stake (PoS). Điều này có nghĩa rằng việc đào coin có thể trở thành một công việc dư thừa trong mạng Ethereum tương lai. Theo: TapChiBitcoin/investopedia.com Đăng lại bởi Blogtienao.com The post Liệu các máy đào ASIC có phá hủy hệ sinh thái Ethereum hay không? appeared first on Blogtienao.com. Nguồn: Blogtienao