Lý do Vạn Lý Trường Thành nghìn năm không đổ khiến nhiều người sửng sốt

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Apr 24, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 145)

    Suốt hàng nghìn năm sương gió, Vạn Lý Trường Thành vẫn đứng vững và trở thành niềm tự hào của dân tộc Trung Hoa.

    Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Vạn Lý Trường Thành vẫn đứng vững chãi “đua gan cùng tuế nguyệt”. Có lẽ nhiều người cho rằng, bức tường thành này được xây dựng từ những vật liệu quý hiếm và phức tạp nên mới bền vững tới vậy. Tuy nhiên, trên thực tế, để Vạn Lý Trường Thành hiên ngang đứng vững như ngày nay chính là do một loại vữa đặc biệt được làm từ gạo nếp - loại thực phẩm rất quen thuộc của người Á Đông.

    Vữa gạo nếp: Loại vữa “thần thánh” giúp trường thành sống mãi với thời gian


    Trong quá trình trùng tu bức tường thành tại thủ phủ Tây An, các nhà nghiên cứu nhận thấy rất khó để cạo bỏ lớp vữa trên những viên gạch cổ. Khi kiểm tra với hóa chất, các nhà khoa học phát hiện loại vừa này có phản ứng với thuốc thử như gạo nếp.

    [​IMG]
    Trải qua hàng ngàn năm sương gió, Vạn Lý Trường Thành vẫn đứng sừng sững, thách thức thời gian.

    Kết quả sau khi phân tích tia hồng ngoại cũng cho thấy cấu trúc phân tử tương tự như gạo nếp. Chính vì vậy, các nhà khoa học Trung Quốc đã nhất loạt khẳng định Vạn Lý Trường Thành ngàn năm không đổ tất cả là nhờ vữa gạo nếp.

    Các nghiên cứu chỉ ra rằng, do gạo nếp có chứa thành phần Amylopectin, trong khi đó, chất này hầu như không tan trong nước và có độ kết dính cao. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp cho vữa gạo nếp trở nên cứng và chắc chắn. Có thể người xưa đã nhận thấy đặc tính này của gạo nếp nên đưa nó vào trong ngành xây dựng.

    [​IMG]
    Lý do giúp Vạn Lý Trường Thành ngàn năm không đổ chính là nhờ vữa gạo nếp.

    Theo các nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện những người thợ xây dựng cổ đại đã trộn súp gạo nếp với đá vôi đã nung nóng ở nhiệt độ cao, hòa thêm nước và các thành phần khác để tạo ra vữa gạo nếp. Cấu trúc này rất rắn chắc và không hề thấm nước.

    Ông Trương Băng Kiêm, nhà khoa học người Trung Quốc, nhận định, vừa gạo nếp là loại vữa phức hợp đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ nguyên liệu hữu cơ kết hợp với nguyên liệu vô cơ. Loại vữa đặc biệt này cũng là một trong những sáng tạo về mặt kỹ thuật vĩ đại nhất trong lịch sử.

    Ngoài xây dựng tường thành, người xưa còn dùng vữa gạo nếp để xây dựng những công trình kiến trúc lớn như lăng mộ, tháp ngọc,… Những công trình được xây dựng bằng loại vữa này đến nay vẫn còn tồn tại, thách thức cùng thời gian và đứng vững kể cả khi bị tác động bởi nhiều trận động đất.

    Điển hình là những bức tường thành cổ được xây dựng ở Nam Kinh, Tây An và Hình Châu dưới thời nhà Minh, dù trải qua 600 năm lịch sử nhưng chúng vẫn đứng vững và chưa hề có dấu hiệu sụt lún, sập sệ. Ngoài ra, khi khai quật mộ cổ được xây dựng vào thời nhà Minh, dù đã sử dụng đến cuốc, xẻng hay máy ủi, máy xúc, công tác khai quật vẫn gặp không ít khó khăn vì tường xây quá chắc.

    [​IMG]
    Vữa gạo nếp được sử dụng để xây tường thành, lăng mộ, ngọc tháp.

    Mặc dù vữa gạo nếp rất chắc chắn nhưng do gạo nếp là một trong những sản phẩm xa xỉ nên không được sử dụng rộng rãi. Trước khi vữa gạo nếp ra đời, loại vữa xây dựng còn trải qua nhiều thế hệ khác nhau.

    Trước thời nhà Thương, hỗn hợp chất kết dính được dùng trong kiến trúc chủ yếu được làm từ rơm khô trộn với bùn. Đến thời nhà Châu, vôi mới dần được sử dụng để thay thế.

    Vào thời Nam Bắc triều từ thế kỷ 5 TCN, vôi, đất sét và cát được trộn lẫn với nhau tạo thành vữa gọi là vữa tam hợp. Ba thứ nguyên liệu được trộn lại theo tỷ lệ nhất định và sau khi khô, chúng sẽ trở nên vững chắc lạ thường. Từ đó, loại vữa này được sử dụng phổ biến và kéo dài tới thế kỷ 20.

    Sau đó, người xưa phát hiện ra gạo nếp cũng có tác dụng kết dính hiệu quả nên sử dụng nó như một vật liệu xây dựng. Sau đời Tống, Nguyên, vữa gạo nếp mới được sử dụng đại trà.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Lý do Vạn Lý Trường Thành nghìn năm không đổ khiến nhiều người sửng sốt

Share This Page