Bạn có biết rằng, khi nói đến vấn đề dinh dưỡng, cuộc tranh luận lớn nhất sẽ xảy ra khi nào? Không phải chế độ giảm cân, không phải chất béo, protein hay thậm chí là sự nguy hiểm của đường phụ gia, thứ được mệnh danh là “Cái chết trắng” của thời đại mới. Tranh luận cổ điển, và dai dẳng nhất cho đến nay vẫn là: Liệu con người có nên ăn thịt? Không khó hiểu, thực phẩm được chúng ta chia ra làm hai nguồn gốc: động vật và thực vật. Trong khi con người đã ăn thịt trước cả khi trở thành con người (Homo sapien), chế độ ăn chay lại lên ngôi trong những năm gần đây. Đặc biệt, khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố rằng các loại thịt đỏ nói chung liên quan đến ung thư. Liệu bạn có nên ăn thịt? Nhưng sức khỏe cũng chỉ là một khía cạnh để trả lời câu hỏi. Trong khi có khả năng gây ung thư, nhưng thịt lại có thể cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe cho não bộ và cơ bắp. Câu hỏi lúc này lại được lặp lại “Liệu con người có nên ăn thịt?”. Luôn có những cái vòng luẩn quẩn như vậy, nếu bạn không có một cái nhìn toàn cảnh hơn. David L. Katz, một chuyên gia Y tế dự phòng với kinh nghiệm 25 năm của ông sẽ chỉ ra cho bạn những góc nhìn khác nhau về việc ăn thịt. Hóa ra, không hề đơn giản khi bạn mua thịt từ chợ về nhà, nấu lên và ăn. Còn rất nhiều điều để suy ngẫm. Góc nhìn thứ nhất: Sự tiến hóa của con người Cơ thể chúng ta có những thích nghi sinh lý để ăn và tiêu hóa thịt. Có một luận điểm thường xuyên được đưa ra ủng hộ ý kiến chúng ta nên ăn thịt. Đó là sự tiến hóa đã tạo ra cho loài người, Homo sapiens, hay thậm chí cả những tổ tiên thuộc bộ linh trưởng đã sống cách đây 6 triệu năm, trở thành một động vật ăn tạp. Điều đó có nghĩa là chúng ta có khả năng hấp thụ năng lượng và chất dinh dưỡng từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật lẫn động vật. Cơ thể chúng ta có những thích nghi sinh lý để ăn và tiêu hóa thịt. Một số nhà khoa học còn phát hiện những đặc điểm đặc trưng cho việc tiêu thụ thịt nấu chín nói riêng. Nhưng luận điểm này ngay lập tức sẽ đặt ra một loạt những câu hỏi phản biện. Bao gồm: Thịt của ngày hôm nay có khác gì so với thịt của thời kì đồ đá? Sức khỏe của con người hiện đại so sánh với thời tiền sử có sự chênh lệch ra sao? Thực tế, chúng ta đã biết rằng thịt của chúng ta ngày nay khác rất xa so với thịt trong thời tiền sử, thứ mà “Đấng tạo hóa” đã khiến chúng ta thích nghi để ăn. Chúng ta cũng biết rằng tuổi thọ con người ngày nay đã gần như gấp đôi tổ tiên sống trong thời đá cũ. Chúng ta còn biết rằng con người vẫn phát triển tốt khi ăn chay, một chế độ ăn gồm toàn bộ hoặc phần lớn là thực vật. Như vậy, cuối cùng việc con người tiến hóa thành một động vật ăn tạp chỉ cho chúng ta sự lựa chọn. Những đặc điểm sinh học cho phép thịt có mặt trong chế độ ăn uống của con người. Nhưng ở vế ngược lại, chúng ta không nhất thiết phải ăn những bữa ăn có thịt. Góc nhìn thứ 2: Dịch tễ và sức khỏe Thịt ngày nay rất khác với thịt trong thời kỳ đồ đá. Những gì chúng ta biết ngày hôm nay về chế độ ăn uống và sức khỏe không loại trừ khả năng, một chế độ ăn tương tự ngường thượng cổ (Paleo diet) lại có thể trở thành chế độ ăn tối ưu cho con người trong tương lai. Chế độ ăn này đặc thù bởi phần lớn thực phẩm đến từ thịt. Nhưng liệu người thượng cổ có đi ngược lại những khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới ngày nay về mối liên quan giữa thịt đỏ và ung thư? Câu trả lời là không. Như đã nói thịt ngày nay rất khác với thịt trong thời kỳ đồ đá. Bây giờ, nếu quan tâm đến dịch tễ và sức khỏe trên một cộng đồng ăn thịt và không ăn thịt, hãy quan sát chế độ ăn uống của những cộng đồng độc lập với thế giới chung của chúng ta. Inuit, những người bản địa tại vùng Bắc Cực là một nhóm người chỉ ăn thịt. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sức khỏe, thể chất và tuổi thọ của người Inuit không thực sự tốt. Ở phía ngược lại, có khá nhiều cộng đồng ăn chay. Chúng ta có thể kể điển hình như bộ tộc Kogi ở Colombia, nơi tuổi thọ trung bình của họ lên đến hơn 100 tuổi. Đáng chú ý, xu hướng ăn uống của những cộng đồng độc lập ngả về phía có rau quả hơn. Những bộ tộc chỉ ăn thịt như người Inuit là thực sự hiếm. Và đối với chính họ, dường như đó là điều bắt buộc chứ không phải sự lựa chọn. Rau quả ở Cực Bắc sẽ là một thứ gì đó thật xa xỉ. Góc nhìn thứ 3: Nhu cầu thể chất con người, chúng ta ăn tạp nên đơn giản là chúng ta nắm trong tay quyền lựa chọn. Chế độ ăn chay thường bị chế nhạo bởi những người chú trọng cơ bắp. Họ cho rằng một cơ thể cường tráng và khỏe mạnh chỉ có thể được tạo nên với chế độ ăn thịt, thậm chí là nhiều thịt. Sự thật không phải vậy. Chỉ cần lấy vài ví dụ điển hình ở động vật, bạn có biết rằng ngựa, hay ngay cả khỉ đột, một loài có họ hàng rất gần với con người, chỉ ăn thực vật. Nhưng ngạc nhiên thay, chúng vẫn có thể xây dựng cơ bắp và sở hữu sức mạnh thể chất đáng nể. Lí do đơn giản thôi, protein, nhân tố cần thiết để tạo nên cơ bắp có cả ở nguồn thực phẩm là thực vật hay thịt. Vì vậy, thứ quyết định là chu trình sinh lý trong cơ thể chứ không phải ý nghĩ của bạn. Động vật ăn thịt sẽ thỏa mãn nhu cầu thể chất của nó bằng cách ăn thịt, động vật ăn cỏ sẽ ăn thực vật. Còn con người, chúng ta ăn tạp nên đơn giản là chúng ta nắm trong tay quyền lựa chọn. Góc nhìn thứ 4: Bảo tồn hành tinh Tạo hóa đã sinh ra những loài động vật ăn thịt, và chúng không làm nguy hiểm gì đến sự tồn tại của hành tinh. Tạo hóa đã sinh ra những loài động vật ăn thịt, và chúng không làm nguy hiểm gì đến sự tồn tại của hành tinh. Chưa có một loài động vật nào có thể phá vỡ hoàn toàn sự cân bằng sinh học giữa các loài vật trên Trái Đất. Nhưng đó chỉ là khi loài người chúng ta chưa cán mốc dân số tính bằng tỷ người. Để nuôi sống một dân số như vậy, nhu cầu thịt trong tự nhiên là không đủ, thậm chí con người phải sáng tạo ra nền nông nghiệp chăn nuôi. Ngày nay, nó đóng góp từ 18-25% tổng lượng khí thải nhà kính. Các chuyên gia dự đoán rằng đến năm 2050, nếu mức giới hạn an toàn của khí thải nhà kính là 10, riêng ngành chăn nuôi đã thải ra hơn 7 phần. Nó cũng chiếm gần 9/10 phần trong mức an toàn sinh khối. Những tác động này sẽ dẫn đến nhiều quá trình hủy hoại không thể đảo ngược. Homo Sapien ăn thịt, có vẻ đó đúng là một cơn ác mộng với hành tinh. Góc nhìn thứ 5: Đạo đức Chúng ta đã buộc phải sử dụng phương thức sản xuất thịt hàng loạt để nuôi sống chính mình. Nếu bạn đang gọi bản thân việc ăn thịt là vô đạo đức, điều này khá vô lý. Khả năng ăn thịt là một bản chất tự nhiên của loài người. Vì vậy, đổ lỗi đạo đức cho “Tự nhiên” là một hành động vô nghĩa và ngạo mạn. Hãy nhìn những loài động vật ăn thịt, chúng ta có phán xét đạo đức của chúng không? Hành vi đạo đức, nếu được xét trên sự ăn thịt của con người, chỉ chứng tỏ rằng chúng ta đang kiêu ngạo một cách vô lý. Bạn muốn nói rằng mình không phải là động vật. Nhưng chính xác là chúng ta đứng trong hàng ngũ những động vật ăn động vật. Đồng ý rằng, có thể một số tiêu chuẩn đạo đức đã “vắng mặt” trong phương thức chăn nuôi và giết mổ hàng loạt. Nhưng bạn có thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi cả 7 tỷ người phải tự mình săn bắt và hái lượm? Chúng ta đã buộc phải sử dụng phương thức sản xuất thịt hàng loạt như vậy để nuôi sống chính chúng ta. Kết luận Con người nên ăn ít thịt đi. Bây giờ, xâu chuỗi tất cả những góc nhìn này lại, bạn sẽ có được một bức tranh tương đối toàn cảnh về việc chúng ta đang ăn thịt động vật. Liệu con người nên tiếp tục ăn thịt? Hóa ra câu trả lời không đơn giản. Giả sử như dân số ngày càng đông đúc hơn, nếu thịt trở nên “tinh khiết” và lành mạnh hơn, nếu mức độ hoạt động thể chất của chúng ta gia tăng, nếu phương thức sản xuất thịt trở nên sạch sẽ, nhân đạo hơn và nguồn lực của hành tinh là vô hạn, có lẽ câu trả lời sẽ là: có. Nhưng hãy nhìn vào thực tế rằng không một điều kiện nào trong số những giả thiết trên có xu hướng trở thành hiện thực, ít nhất ở ở thời đại của chúng ta. Xét trên khía cạnh sức khỏe, môi trường và cả những phán xét đạo đức, lời khuyên cho chúng ta hiện nay là: Con người nên ăn ít thịt đi. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV