Những khả năng thú vị của bộ não con người (phần II)

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by Robot Siêu Nhân, Mar 28, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 436)

    5. Đứa trẻ “Baby Z"


    [​IMG]


    Trong vòng 3 ngày sau sinh nhật của mình, tháng 5 năm 2008 một người Australia bắt đầu mắc chứng động kinh, là kết quả của sai sót di truyền học rất hiếm gặp có tên khiếm khuyết yếu tố kết hợp molybdenum. Là kết quả của việc không thể sản sinh enzyme tạo nên cofactor, cấu trúc sulphite trong não bộ tăng tới mức nhiễm độc, làm phá hủy não bộ. Vì thế bệnh nhân bị co giật do các mô não bị hủy hoại, các chức năng cơ bản của cơ thể như nuốt và di chuyển đều bị suy giảm. Giới y học đã đặt tên cho đứa trẻ cái tên là “Baby Z”.

    Baby Z là trường hợp đầu tiên được chữa khỏi thành công. Một phương pháp điều trị đã được phát triển tại Đức và sau đó đưuọc đưa tới Australia, sau khi nhận được sự chấp thuận đặc biệt bởi tòa án Australia để áp dụng lên đứa bé mới được 2 tuần tuổi. Sau ba ngày chữa trị, đứa trẻ có thể phản ứng lại từ các yếu tố tác động và cơn co giật đột ngột đã dừng lại. Trong vòng vài tuần sau, đứa bé đã được chữa khỏi và vẫn sống tốt cho tới bây giờ. Não của cô bé đã có thể xử lý hợp chất sulphite.

    4. Hội chứng tưởng tượng “Fregoli”


    [​IMG]


    Năm 1996, một người phụ nữ Mỹ 22 tuổi đã phải bị chấn thương ở vùng đầu do tai nạn xe hơi. Hai năm sau đó, cô bắt đầu mắc chứng động kinh. Tuy nhiên, vào năm 2004, khi cô đã được đưa tới khoa tâm thần bệnh viện Pittsburgh để chữa trị thì cô cho rằng tất cả những người xung quanh cô chính là những người thân và người bạn của cô hóa trang để đánh lừa cô.

    Các bác sĩ chuẩn đoán cô đã mắc phải chứng ảo giác hiếm gặp có tên là hội chứng Fregoli, được đặt tên theo diễn viên người Ý nổi danh với khả năng thay trang phục và hóa trang rất nhanh. Bệnh nhân thường tưởng tượng ra những người trong thế giới của họ đều là do một hoặc một vài người cải trang mà thôi. Sau khoảng một tháng điều trị, người phụ nữ Pittsburgh bỗng dưng khỏi bệnh và cô không hề còn nhớ gì về hội chứng Fregoli đã mắc phải nữa.

    3. Khả năng nhớ chính xác ngày tháng


    [​IMG]


    Orlando Serrell là một người có khả năng đặc biệt đến khó tin nhưng khả năng ấy không phải là bẩm sinh. Lúc 10 tuổi, trong khi đang chơi bóng chày thì Serrell đã bị bóng đập vào đầu và phát chứng đau đầu trong vài ngày sau đó. Sau khi cơn đau qua đi thì cậu bé Serrell nhận thấy rằng mình có thể ngay lập tức nói được chính xác các ngày một tuần bất kì sau ngày 17 tháng 8 năm 1979, ngày mà cậu bị thương. Không những vậy cậu còn nhớ tất cả những chi tiết đã xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của mình kể cả thời tiết ngày hôm đó ra sao. Serrell nói rằng khả năng đặc biệt của mình là do cậu nhìn thấy toàn bộ câu trả lời nhờ vào bộ lịch “có sẵn” trong đầu chứ không cần phải sử dụng một tờ lịch thật hay phải làm các phép toán nhanh.

    2. Mất ngủ gây chết người


    [​IMG]


    Năm 1990, một người đàn ông Phần Lan có tên Toimi Soini đã lập kỉ lục thế giới khi không ngủ trong 276 giờ đồng hồ, tức 11 ngày rưỡi. Dù vậy, kỉ lục của ông không được đưa vào sách kỉ lục Guinness vì tổ chức này đã bãi bỏ hoàn toàn các kỉ lục liên quan tới sức khỏe con người.

    Dĩ nhiên tất cả chúng ta cần ngủ để tồn tại. Nếu người nào không ngủ, họ sẽ chết. Chính điều này là nguyên nhân gây ra cái chết của một giáo viên nhạc Michael Corke sống tạo thành phố Chicago nước Mỹ. Não của người đàn ông này luôn luôn ở trạng thái hoạt động bình thường và không cho phép Corke có thể ngủ được. Đây là một dạng hiếm gặp của bệnh prion, là các protein bị biến đổi. hay còn có tên khoa học là fatal familial insomnia. dạng bệnh mất ngủ xảy ra do lỗi gen khiến cho người bệnh bị mất ngủ kéo dài và thường xuyên, có thể lên đến hàng tháng. Các gene PrPc của người bệnh ngừng mã hóa protein, làm cho một lượng prion tích tụ rất lớn ở vùng não có tên khoa học là Thalamus (vùng não được cho là có chức năng kiểm soát quá trình ngủ nghỉ theo chu kỳ ở con người). Khi sự truyền dẫn bị ngắt quãng do các prion này thì cơ thể và tinh thần sẽ luôn duy trì ở trạng thái tỉnh táo.Trong vài tháng sau đó Corke đã bị mất trí nhớ. Các bác sĩ điều trị đã cố gắng tiêm cho anh thuốc ngủ đặc biệt nhưng não của Corke vẫn tiếp tục ở trạng thái tỉnh. Corke qua đời trong năm 1992, sau 6 tháng phát bệnh.

    1. Thai trong thai


    [​IMG]


    Thật khá may mắn khi mẹ của Sam Esquibel đã không sử dụng phương pháp sinh đẻ kích thích sử dụng thuốc khi ngày sinh đẻ đã cận kề của mình. Nếu không vậy thì có lẽ bác sĩ siêu âm đã không phát hiện được khối u khá lớn đang phát triển trong não của Sam khi cậu vẫn nằm trong bụng mẹ. Ba ngày sau khi Sam được sinh, cậu bé đã phải trải qua ca phẫu thuật não để cắt bỏ khối u.

    Khi các bác sĩ tiếp cận được khối u và cắt mở nó, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy một bàn chân nhỏ thò ra khỏi vết cắt. Các bác sĩ chuẩn đoán cậu đã mắc phải chúng u quái (teratoma), hoặc thai trong thai (fetus in fetu). teratoma là khối u hình thành từ tế bào mầm như như tóc, răng, da hay móng phát triển ở bên trong. Còn thai trong thai thậm chí còn hiếm gặp hơn rất nhiều (mới được ghi nhận khoảng 10 ca xảy ra trong não), thực chất là những cặp song sinh cùng trứng trong quá trình phát triển của phôi thai trong dạ con đã xảy ra tình trạng phôi này trùm lên phôi kia khiến phôi nằm trong phôi. Phôi bị trùm lên trở thành vật kí sinh, và cuối cùng sẽ giết “người anh em” song sinh.

    Sau khi xem xét kĩ lưỡng sâu hơn bên trong, các bác sĩ ở bệnh viện Memorial Children's Hospital, Colorado cho rằng khối u này là kết quả của hiện tượng thai trong thai hiếm gặp. Ngoài bàn chân, họ còn phát hiện ra một bắp đùi, bàn tay và ruột ở bên trong khối u. Ca phẫu thuật cắt bỏ sau đó đã thành công tốt đẹp, Sam Esquibel vẫn sống khỏe mạnh cho tới nay.

    Tham khảo: Howstuffwork

    Nguồn: GenK
     
  2. Facebook comment - Những khả năng thú vị của bộ não con người (phần II)

Share This Page