3 người tử vong do sốt xuất huyết

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Apr 9, 2018.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 199)

    Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), trong tuần vừa qua cả nước ghi nhận hơn 700 ca sốt xuất huyết, một người tử vong tại Cà Mau. Như vậy, từ đầu năm đến nay, cả nước đã có hơn 14.000 người bệnh, 3 trường hợp tử vong bao gồm một người ở Bình Phước, một ngụ Bình Dương và một sống tại Cà Mau.

    Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng cho biết, số người bệnh sốt xuyết huyết có xu hướng giảm trong các tuần gần đây và giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, bệnh có thể diễn biến phức tạp trong năm nay, nguy cơ gia tăng do bắt đầu vào mùa mưa, thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. Năm 2017, có gần 190.000 ca bệnh, 32 người tử vong. Bệnh nhân tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam và miền Bắc.

    Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là Aedes aegypti. Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt nhiều nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

    [​IMG]

    Phun xịt thuốc diệt muỗi để phòng bệnh sốt xuất huyết.

    Loại muỗi truyền sốt xuất huyết thường trú đậu ở các góc, xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Chúng đẻ trứng, sinh sản chủ yếu ở dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây...; các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa... Loại muỗi này không trứng đẻ ở ao tù, cống rãnh có nước hôi thối. Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình vượt trên 20oC.

    Biện pháp dự phòng chủ yếu là diệt muỗi, diệt loăng quăng (bọ gậy) và phòng chống muỗi đốt. Khi bị sốt, uống thuốc không hạ sốt, ở trong vùng có dịch, người dân nên nghĩ đến bệnh sốt xuất huyết. Người già, trẻ nhỏ, người có bệnh mãn tính... khi có dấu hiệu bệnh thì nên đi khám sớm vì bệnh có thể chuyển biến nặng ngay trong những ngày đầu.

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết trở nặng:

    - Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì.

    - Nôn tăng.

    - Tự dưng kêu đau bụng hoặc tăng cảm giác đau.

    - Tiểu ít số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn.

    - Chảy máu bất kỳ chỗ nào: Chân răng, máu cam...

    Hướng dẫn cách phòng sốt xuất huyết

    [​IMG]

    Nam Phương

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - 3 người tử vong do sốt xuất huyết

Share This Page