Những thập niên đầu thế kỷ 20, khi các loại vật liệu xây dựng như xi măng, thép chưa phổ biến rộng rãi, các công trình xây dựng chủ yếu làm bằng gỗ, nên rất dễ bắt lửa. Với kỹ thuật thiết kế và xây dựng còn nhiều khiếm khuyết, hỏa hoạn hầu như không thể tránh khỏi. Thêm vào đó, biện pháp chữa cháy quá thô sơ với những chiếc bơm tay và xô nước nên việc chữa cháy không đạt hiệu quả bao nhiêu. Lịch sử hình thành của các thành phố lớn trên thế giới đã ghi nhận nhiều trận hỏa tai (không do nguyên nhân chiến tranh) đã thiêu rụi hầu như toàn bộ nhà cửa xây dựng và gây thiệt hại nghiêm trọng về nhân mạng. Trận đại hỏa hoạn ở thành phố Tokyo (Nhật) năm 1923 Dụng cụ chữa cháy phổ biến vào thế kỷ 17 chỉ là những cái bơm tay và xô nước. Nguyên nhân gây hỏa hoạn xuất phát từ trận động đất Kanto với cường độ khoảng 8 độ Richter. Động đất xảy ra vào lúc giữa trưa ngày thứ bảy, 1-9-2913, đang lúc nhiều gia đình đang nấu nướng bữa trưa, làm hỏa hoạn bùng phát khắp nơi trong thành phố. Những cơn gió mạnh từ một trận bão ngoài khơi thổi vào càng làm cho ngọn lửa bùng phát thành một cơn bão lửa cực kỳ mãnh liệt. Do ở Nhật thường xảy ra động đất, nên nhà cửa thời đó xây dựng phần lớn bằng gỗ. Động đất lại gây ra thêm một cơn sóng thần từ ngoài Vịnh Tokyo quét vào bờ. Những yếu tố này kết hợp lại gây nên sức tàn phá dữ dội, cướp đi sinh mạng của 142.000 người, phá hủy 570.000 ngôi nhà và làm cho 1,9 triệu người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Tranh cổ mô tả trận đại hỏa hoạn ở thành phố Tokyo (Nhật) năm 1923. Tất cả trở thành bình địa sau trận đại hỏa hoạn ở thành phố Tokyo (Nhật) năm 1923. Trận hỏa hoạn ở thành phố Trấn Giang, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) năm 1949 Ngày 3-9-1949, tại thành phố nhỏ Trấn Giang (với đặc sản là loại dấm Tiều nổi tiếng thế giới), đã xảy một trận cháy lớn. Do thời đó chưa có khâu lưu trữ báo cáo và thống kê khoa học như sau này, nên người ta không rõ nguyên nhân và con số thiệt hại vật chất cụ thể, chỉ biết rằng đã có khoảng 7.000 cư dân thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn này. Trận đại hỏa hoạn ở thành phố San Francisco (Mỹ) năm 1906 Cảnh hoang tàn sau trận đại hỏa hoạn ở thành phố San Francisco (Mỹ) năm 1906. Trận hỏa hoạn này đã được đưa vào sách kỷ lục thế giới Guiness World Record là gây ra nhiều thiệt hại về tài sản nhất lịch sử. Một trận động đất cường độ 7,8 độ Richter xảy ra vào sáng sớm ngày 18-4-1906 đã gây nên một trận cháy lớn kéo dài suốt 3 ngày. Lực lượng cứu hỏa đã gặp nhiều khó khăn do thiếu trang bị và hệ thống cấp nước bị hư hỏng do động đất. Người chỉ huy xuất sắc của họ, giám đốc Sở cửu hỏa Dennis Sullivan, vừa thiệt mạng ngay trước đó do động đất, càng làm họ như rắn mất đầu. Động đất và hỏa hoạn đã phá hủy 80% diện tích thành phố với 25.000 tòa nhà sập đổ và làm thiệt mạng 3.000 người. Việc lực lượng cứu hộ dùng chất nổ đánh sập các tòa nhà để tạo vành đai ngăn lửa lan tỏa càng làm tình hình trầm trọng hơn. Theo ước tính, có khoảng 50% tòa nhà bị sập đổ trong vụ cháy là do bị đánh chất nổ. Trị giá tài sản vật chất thiệt hại lên đến 350 triệu USD theo thời giá năm 1906, tương đương tổng ngân sách quốc gia Hoa Kỳ thời đó (khoảng 6,9 tỉ USD theo trị giá thời điểm hiện nay). Xe cứu hỏa ở Mỹ năm 1871 chủ yếu dùng sức ngựa kéo. Cũng có số ít xe cứu hỏa được gắn động cơ hơi nước vào năm 1871. Trận đại hỏa hoạn ở thành phố London (Anh) năm 1212 Thủ đô nước Anh nổi tiếng vì hứng chịu nhiều trận hỏa hoạn nhất. Từ năm 1130-1666, đã có tổng cộng 6 lần xảy ra hỏa hoạn lớn tại thành phố này. Riêng trận hỏa hoạn năm 1212 là gây thiệt hại nhân mạng nhiều nhất trong lịch sử nước Anh, với 3.000 người chết và thiêu rụi 1/3 diện tích thành phố. Đến năm 1666, thành London lại bị một trận hỏa hoạn nữa. Lửa cháy suốt 3 ngày từ ngày 2-9 đến ngày 5-9-1666, nhưng may mắn là không gây nhiều thiệt hại về người (chỉ có khoảng chục người chết), nhưng thiêu rụi 13.200 ngôi nhà, làm 70.000 người lâm vào cảnh không nhà cửa. Tranh cổ mô tả trận đại hỏa hoạn thành London (Anh) năm 1666. Trước đó, năm 1665, nơi đây đã xảy ra trận Đại Dịch do bệnh dịch hạch lan tràn làm chết 100.000 người (1/4 dân dân số London thời ấy). Ngọn lửa đã góp phần tiêu diệt nguồn bệnh là các khu nhà ổ chuột, nơi khởi phát dịch bệnh, đồng thời giúp cho các nhà quy hoạch đô thị xây dựng lại thành phố một cách hợp lý và khang trang hơn. Trận hỏa hoạn ở nhà thờ Companía de Jesus, thành phố Santiago (Chile) năm 1863 Đây là trận hỏa hoạn thảm khốc nhất lịch sử thủ đô nước Chile. Chiều tối ngày 8-12-1863, đông đảo giáo dân đã đến nhà thờ Compania de Jesus để dự ngày lễ lớn Đức Mẹ Vô nhiễm. Bên trong nhà thờ được chiếu sáng bằng nhiều ngọn đèn dầu và nến, các bức tường treo đầy các tấm voan trang trí. Vụ cháy phát sinh hồi 7h tối, một luồng gió mạnh đã làm ngã một ngọn nến, làm lửa bắt cháy các tấm voan treo tường. Ngọn lửa lan ra khắp nơi trong nhà thờ. Tranh cổ mô tả trận cháy nhà thờ Companion de Jesus, Chile - (Ảnh: archivonacional.cl). Do các cửa hông đã bị khóa để dành thêm chỗ cho người dự lễ nên lối thoát duy nhất là cửa chính. Trong cơn hoảng loạn, người ta đã chen lấn, xô đẩy để thoát thân nên làm nghẽn lối thoát này. Đến khi lực lượng cứu hỏa phá được các cửa thì đã quá muộn. Có đến 2.500 người thiệt mạng trong vụ cháy này. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV