Trung Quốc đang tăng tốc để đi đầu trong việc sở hữu những cây cầu vượt biển dài nhất và đắt đỏ nhất trên thế giới. Cầu vịnh Giao Châu, thuộc thành phố Thanh Đào, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Công trình trị giá 1,8 tỷ USD này dài 41,58km, rộng 35m; gồm 5.000 trụ và được xây dựng trong 4 năm (2007-2011). Để đáp ứng mật độ giao thông dày đặc, cầu có 6 làn xe chạy song song. Các phương tiện giao thông chỉ mất khoảng 30 phút di chuyển từ đầu này sang đầu bên kia. Giới chức Trung Quốc nhận định cây cầu có khả năng chịu được siêu bão, động đất lên đến 8 độ Richter. (Ảnh: Reuters). Cầu cao tốc hồ Pontchartrain bắc ngang qua hồ Pontchartrain có tổng chiều dài 38,42km, nối liền thành phố Metairie và quận St. Tammany, Mỹ. Nó từng được Guiness World Record công nhận là cây cầu trên mặt nước dài nhất thế giới vào năm 1969 nhưng đã bị cầu Giao Châu (Trung Quốc) soán ngôi vào năm 2011. Trung bình mỗi ngày, hơn 30.000 phương tiện lưu thông qua đây. (Ảnh: Travel and Leisure). Cầu Vịnh Hàng Châu cũng nằm trong số những cây cầu “khủng long” của Trung Quốc, hoàn thành vào tháng 6/2007, dài 35,6km, rộng 33m. Cầu nối các vùng Ninh Ba và Gia Hưng, rút ngắn 120km đường bộ từ Thượng Hải tới Ninh Ba. Tổng kinh phí xây dựng gần 2 tỷ USD. Các kiến trúc sư đã huy động 7 tàu đóng cọc có bộ định vị toàn cầu (GPS) để xác định hướng thi công, đòi hỏi độ chính xác rất cao. (Ảnh: Top China Travel). Cầu Đông Hải dài 32,5km, nối Thượng Hải với cảng nước sâu Dương Sơn, Trung Quốc, phục vụ giao thương đường biển với đất liền. Cây cầu được khánh thành vào tháng 5/2008. Đây từng là cây cầu vượt biển đầu tiên và dài nhất thế giới, trước khi cầu vịnh Hàng Châu ra mắt. Cầu được đánh giá là có “tuổi thọ” 100 năm và đảm bảo giới hạn tốc độ 80 km/h . (Ảnh: ZME Travel). Cây cầu nối Macau - Châu Hải - Hong Kong với ổng chiều dài 55 km, cấu trúc chính dài 29,6 km. Dự án này tiêu tốn 420.000 tấn thép, tương đương với 60 tháp Eiffel. Chi phí xây dựng cầu ước tính hơn 10 tỷ USD. Cây cầu được thiết kế hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường biển, nơi sinh sống của loài cá heo trắng Trung Quốc. Mạch chính của cầu được nối vào ngày 6/6/2016. (Ảnh: Getty). Cầu vịnh Chesapeake, hay còn gọi là cầu William Preston Lane, Jr. Memorial, nối liền các bang phía đông và các vùng bờ biển phía tây nước Mỹ. Với tổng chiều dài 32 km, công trình có tới 4 hòn đảo nhân tạo trên mặt nước, khoảng 3,2 km đường đắp cao và 8,8 km đường giao thông phụ trợ. Nó được công nhận là một trong 7 kỳ quan nhân tạo của thế giới. (Ảnh: Coastal Virginia). Được xây dựng nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại và thắt chặt quan hệ ngoại giao, cây cầu King Fahd Causeway nối liền Arab Saudi với quốc đảo Bahrain. Sau nhiều năm ấp ủ “thai nghén”, quốc vương hai nước Ả Rập và Bahrain đã chính thức đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng cầu vào ngày 11/11/1982. Với tổng chi phí khoảng 800 triệu USD, cây cầu gồm 4 làn xe dài 28 km, rộng 23 m. (Ảnh: Emaze). Với kinh phí xây dựng khoảng 7,7 tỷ USD, cầu Jintang từng được xướng danh là cây cầu dài thứ 3 tại Trung Quốc vào thời điểm hoàn thành. (Ảnh: Broer). Cầu Tokyo Bay Aqua-Line là sự kết hợp giữa cầu và đường hầm trên vịnh Tokyo. Tokyo Bay Aqua-Line nối thành phố Kawasaki với thành phố Kisarazu. Cây cầu dài 14 km, bao gồm 4,4 km đường cầu và 9,6 km đường hầm trong vịnh Tokyo. Trên cầu có một đảo nhân tạo có tên là Umihotaru, nơi tập trung nhiều nhà hàng và các địa điểm vui chơi giải trí. (Ảnh: Youtube). Cầu Penang, ở Malaysia nối liền giữa Gelugor trên đảo Penang và Seberang Prai trên đất liền thuộc địa phận bán đảo Mã Lai. Cây cầu cũng thuộc hệ thống tuyến đường cao tốc ở Penang. Cầu chính thức thông xe ngày 14/9/1985. Tổng chiều dài 13,5km. (Ảnh: Penang Bridge). Cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện nối bán đảo Đình Vũ với đảo Cát Hải, dài 5,4 km (tổng chiều dài của dự án đường ôtô Tân Vũ - Lạch Huyện hơn 15 km) vừa chính thức thông xe sáng 2/9. Tổng vốn đầu tư gần 12.000 tỷ đồng, trong đó, vốn vay ODA Nhật Bản chiếm phần lớn, vốn đối ứng 1.800 tỷ đồng. Công trình sử dụng cầu phương pháp đúc sẵn các đốt dầm bê tông cốt thép (SBS) để rút ngắn khoảng thời gian xây dựng. Đây là lần đầu tiên phương pháp xây dựng này được áp dụng ở Việt Nam. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV