Với một số người, tiền điện tử là người ngoài hành tinh, đối với một số khác nó là trò lừa đảo, đối với những người trẻ, nó xuất hiện như một cách thức để trở nên giàu có nhanh chóng mà không cần làm việc cực khổ. Khi nhìn xung quanh, các chính phủ có những cái nhìn rất khác nhau về tiền điện tử. Định nghĩa tiền điện tử, tiền ảo, tiền thuật toán và tiền kỹ thuật số là gì? AirAsia lên kế hoạch trao thưởng dựa trên tiền điện tử. OKEx giải quyết tác động thao túng giá từ hợp đồng tương lai do thương nhân đe dọa sẽ tự tử. Trung Quốc và tiền điện tử. Trong quá khứ, chính phủ Trung Quốc đã ban hành những quy định cứng nhắc về tiền điện tử. May mắn thay, quốc gia này đang có kế hoạch tạo ra một đồng tiền điện tử của riêng mình, và đồng tiền đó sẽ được pháp luật chấp nhận và có thể chi tiêu trong nước. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã tiết lộ rằng nó đang nghiên cứu về việc phát triển rộng rãi đồng tiền này trong năm nay. Theo PBoC, sự phát triển này là để bảo vệ đồng Yuan khỏi mối đe dọa mà các đồng tiền số mang lại. Nigeria và tiền điện tử. Chính phủ Nigeria có một định nghĩa khác về tiền điện tử. Đối với họ đó là một trò lừa đảo Mavrodi (MMM). Các đồng tiền điện tử được vẽ ra như một trò lừa đảo bởi những người dân Nigeria đã bị lừa phỉnh bởi MMM. Nền giáo dục yếu kém có thể là một lý do khiến chính phủ Nigerian vẽ lên tiền điện tử là một trò lừa đảo. Điều này đã dẫn đến việc các bộ phận khác, bao gồm cả Ngân hàng Trung ương Nigeria (CBN) cũng gọi nó là một trò lừa đảo lớn cần cẩn thận. Giám đốc phụ trách bộ phận nghiên cứu tại Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Nigeria (NDIC), ông Adikwu Igoche, nói tiền điện tử được hợp pháp hóa ở Nigeria, và do đó, người Nigeria nên thận trọng với những sự thất bại lớn khác. “Những loại tiền tệ này không được ủng hộ bởi bất kỳ hàng hoá vật chất như vàng hay các loại đá quý khác. “Nó không thuộc bất cứ loại tiền tệ hay đồng tiền do CBN hoặc ngân hàng trung ương của bất kỳ quốc gia nào khác”. Ngân hàng Anh có một cách nói khác. Mark Carney, thống đốc ngân hàng Anh (BOE), đang kêu gọi quy định chuẩn cho các đồng tiền điện tử. Theo ông, giống như tiền tệ định danh, các đồng tiền điện tử cũng cần một hệ sinh thái tiêu chuẩn. Ngân hàng Trung ương Châu Âu lại có một cái nhìn khác. Ngân hàng của tất cả các ngân hàng lại nói rằng có rất nhiều mối nguy hiểm trong các đồng tiền kỹ thuật số Phó tổng thống Vitor Constancio gắn cho nó cái tên gọi như một “tulip”. Venezuela: Bất kỳ cái gì? Chính phủ Venezuela đã tạo ra một đồng tiền điện tử được hỗ trợ bởi dầu mỏ với tên gọi là Petro, để đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ cho các quốc gia ở Nam Mỹ. Vào đầu tháng 1 năm 2018, quốc gia này tuyên bố, từ khi thông báo dự án ICO của nó, nó đã thu được hơn 3 tỷ đô la từ các nhà đầu tư ở 127 quốc gia trên thế giới. Hàn Quốc có một cái nhìn rất khác về tiền điện tử. Các nhà phân tích cho biết sau Hoa Kỳ và Nhật Bản, Hàn Quốc là thị trường lớn nhất trên thế giới về tiền điện tử. Chính phủ Hàn Quốc xem tiền điện tử là một trò lừa đảo. Thủ tướng của đất nước, Lee Nak-Yeon, đã cảnh báo người dân về những nguy hiểm của mật mã, ông nói rằng nó cho phép sinh viên có cơ hội tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn chưa đưa ra bất kỳ lệnh cấm nào về mật mã. Vậy còn chính phủ Hoa Kỳ? Mặc dù có nhiều suy đoán cho rằng Hoa Kỳ đang có kế họach cấm hoặc điều chỉnh tiền điện tử, nhưng chưa có bất kỳ tuyên bố chính thức về điều đó. Người ta tin rằng chính phủ có thể đang có kế hoạch giới thiệu về tính bảo mật và các quy định về tiền điện tử sớm. Đức cảnh báo các nhà đầu tư! Jens Weidmann, Chủ tịch ngân hàng Bundesbank nói rằng Bitcoin có “tính đầu cơ” và “các nhà đầu tư có thể mất tiền”. Vì vậy, ông cảnh báo người dân nên tránh xa nó. Tiền điện tử được định nghĩa dựa trên cách nó có ý nghĩa như thế nào với ngân hàng trung ương của quốc gia đó. Quốc gia của bạn nói gì về tiền điện tử? Nguồn tổng hợp Biên soạn lại bởi Blogtienao The post Tiền điện tử có ý nghĩa gì đối với các ngân hàng trung ương ? appeared first on Blogtienao.com. Nguồn: Blogtienao