Trẻ ăn dặm sớm có nguy cơ tiểu đường

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Mar 27, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 430)

    Trẻ được cho ăn dặm trước 6 tháng tuổi sẽ tăng nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường sau này, theo một nghiên cứu tại Mỹ.


    Giới chuyên gia y tế thường khuyến cáo các bà mẹ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, có khoảng 93% các bà mẹ đã cho trẻ ăn thức ăn rắn từ khi trẻ chưa đủ 6 tháng.

    [​IMG]
    Các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Ảnh minh họa: 123rf

    Nhóm nghiên cứu tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ở Mỹ đã khảo sát 1.334 bà mẹ mới sinh. Kết quả cho thấy khoảng 40% trong số này cho trẻ ăn dặm khi được 4 tháng tuổi. Thậm chí có khoảng 9% bà mẹ cho trẻ ăn khi trẻ mới 4 tuần tuổi.

    Khi được hỏi lý do tại sao cho trẻ ăn thức ăn đặc sớm, lý do phổ biến nhất là các bà mẹ cho rằng con của họ đã đủ lớn. Một số khác lại sợ con đói, hoặc vì họ cảm thấy bé muốn ăn thức ăn cùng với cha mẹ hay vì họ nghe theo lời khuyên của bác sĩ.

    Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các bà mẹ nuôi con bằng sữa công thức có nhiều khả năng cho con ăn dặm sớm hơn những người nuôi con bằng sữa mẹ. Cụ thể, 53% số bà mẹ nuôi con bằng sữa công thức có xu hướng cho con ăn dặm khi trẻ dưới 6 tháng tuổi, so với 24% các bà mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn.

    Nhóm nghiên cứu cảnh báo việc trẻ ăn dặm quá sớm, trước 6 tháng tuổi có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính như tiểu đường và bệnh celiac, một loại bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ở trẻ em, khiến trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng kém. Họ cũng lo sợ rằng ăn thức ăn đặc quá sớm có thể làm tăng nguy cơ béo phì của trẻ trong cuộc sống sau này.

    Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những bà mẹ trẻ, nghèo và có học vấn thấp thường có khuynh hướng cho con họ ăn thức ăn đặc sớm. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là sữa bột đắt tiền, cùng với lời đồn rằng trẻ sẽ ngủ ngon hơn nếu được cho ăn thức ăn đặc.

    Theo Kelley Scanlon, tác giả của nghiên cứu, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các nhân viên y tế cần có sự hướng dẫn rõ ràng và thực sự hỗ trợ các bà mẹ, giúp họ thực hiện lời khuyên của các chuyên gia là nên cho trẻ ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi.

    Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đang lo ngại rằng việc ăn thức ăn đặc quá sớm có thể làm cho trẻ uống sữa ít hơn và kết quả là trẻ có thể nhận được chất dinh dưỡng ít hơn.

    Lê Phương (theo Theglobeandmail)

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Trẻ ăn dặm sớm có nguy cơ tiểu đường

Share This Page