Tại sao chúng ta cảm thấy bị Facebook phản bội

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by bboy_nonoyes, Mar 27, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 175)

    "Tuần vừa rồi đầy những thông tin bất ngờ về cách Facebook xử lý dữ liệu người dùng một cách vô căn cứ và làm thế nào mà Cambridge Analytica, một công ty chuyên tư vấn chính trị dẫn đầu bởi Steve Bannon, đã truy cập được vào các dữ liệu đó. Những dữ liệu này còn có thể đã hỗ trợ cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump. Với những người theo dõi và quan tâm tới Facebook một cách sâu sắc, những tác động của việc này đã gây ra sự hoang mang. Và khi nhận ra nơi mà các dữ liệu này được sử dụng, mọi người trên Facebook cảm thấy bị phản bội.

    Chúng ta nên như vậy.

    Bây giờ, hơn bao giờ hết, bất kỳ ai trong chúng ta có hồ sơ trên Facebook đều thừa nhận việc tồn tại một lượng thông tin khổng lồ về cuộc sống cũng như sở thích, địa điểm và nguyện vọng, của bản thân lẫn bạn bè. Nhưng việc chia sẻ những dữ liệu bí ẩn này mới khiến cho vụ bê bối trở nên đặc biệt đáng sợ. Trong nhiều năm, các nhà phát triển ứng dụng Facebook truy cập vào thông tin của bạn cũng như bạn bè của bạn. Thật là đáng sợ khi hiểu được những gì bạn đã cho đi.

    Vụ tai tiếng về quyền riêng tư trên Facebook cũng cho thấy sự quen thuộc và thái quá song hành cùng lúc. Nó mang lại cảm giác bình thường, bởi Facebook đã vi phạm quyền riêng tư của người dùng trong nhiều năm. Bạn thậm chí có thể nói rằng mọi người sẵn sàng từ bỏ quyền riêng tư của họ để đổi lấy dịch vụ miễn phí, giúp họ giữ liên lạc với bạn bè và gia đình một cách dễ dàng hơn. Nhưng đó cũng có thể chính là điều Zuckerberg muốn bạn tin. Hầu hết mọi người không chú ý đến các điều khoản và giải thích khi kết nối tiểu sử cá nhân trên Facebook với một ứng dụng hoặc trang web khác. Họ chỉ đơn giản nhấp vào nút "cho phép", vì điều đó sẽ đưa đến phần nội dung mà họ muốn sử dụng. Sau đó, quảng cáo mục tiêu bắt đầu nhảy ra và trước đó, tất cả quên rằng mình đang được theo dõi.

    [​IMG]

    Gần đây, một nhóm người dùng Android đã nhắc nhở rằng sự trao đổi này thật sự có thể tồi tệ hơn. Người dùng có tên Dylan McKay đã tải xuống dữ liệu Facebook của mình để tìm hiểu chính xác những gì bản thân đã chia sẻ và phát hiện ra rằng Facebook đã ghi nhập cả tin nhắn văn bản và lịch sử cuộc gọi trên điện thoại của mình. Rất may, thiết bị iOS không bị ảnh hưởng, bởi quy định về quyền hạn giữa Android và iOS khác nhau. Mọi người bắt đầu ngạc nhiên về số lượng dữ liệu đang tồn tại trên máy chủ của Facebook.

    Vấn đề không còn là về những gì Facebook đang thu thập bây giờ hoặc trong tương lai. Mà đó là việc nhận thức rằng trong nhiều năm qua, bạn đã chia sẻ mọi thông tin của mình và thậm chí cả bạn bè từ cái lần đầu tiên bạn nhấn vài nút đăng nhập màu xanh rất lớn trên các trang web. Mặc dù Facebook đã thay đổi các chính sách thu thập và lưu giữ dữ liệu của họ rất nhiều trong những năm qua, bạn thật sự không thể biết mình đã chia sẻ những gì và với ai.

    Tôi không có mặt ở đây để bảo bạn xóa hồ sơ Facebook của mình.

    Có rất nhiều hướng dẫn để sử dụng Facebook mà không chia sẻ quá nhiều dữ liệu cá nhân, nếu đó là những gì bạn muốn làm. Những gì tôi hy vọng làm được là đưa ra thêm một số lý do tại sao tin tức trong tuần này lại khiến mọi thứ trở nên điên cuồng như vậy. Bởi vì việc thu thập dữ liệu không chỉ là ngoài tầm kiểm soát, mà luôn luôn ngoài tầm kiểm soát. Và sự hỗn loạn đó cuối cùng đã có những hậu quả thực tế. Có thể đó là chiếc ghế của tổng thống Donald Trump, mặc dù vẫn chưa rõ ràng rằng 50 triệu hồ sơ dữ liệu trong tay Cambridge Analytica có liên quan hay không.

    Điều này luẩn quẩn trong tâm trí và tôi đã chơi một trò chơi thú vị cách đây vài ngày gọi là "Thu hồi ứng dụng". Những gì bạn cần làm là vào phần cài đặt Facebook, nhấp vào biểu tượng Ứng dụng trên cột bên trái, sau đó thưởng thức hàng dài các ứng dụng miễn phí mà bạn đã cài đặt. Để giành chiến thắng trong trò chơi, bạn phải thu hồi mọi ứng dụng có truy cập tới dữ liệu cá nhân của mình. Đó rõ ràng là một "cuộc đua hoang dã". Tôi tìm thấy một ứng dụng tên là "Bắc Triều Tiên", thứ không có biểu tượng gì rõ ràng và tôi không có ký ức nào về việc đã đăng ký nó. Tuy vậy, tôi cũng đã tự hỏi về những gì nó đã thu thập được từ bản thân mình.

    [​IMG]

    Facebook gần đây đã thực hiện các bước đi để giới hạn số lượng dữ liệu mà các nhà phát triển có thể thu thập được. Công ty không còn cho phép họ lấy dữ liệu về bạn bè của bạn mà không có sự cho phép. Mark Zuckerberg giải thích chính sách này đã thay đổi cách đây vài năm, trong phản hồi đầu tiên của ông đối với cuộc khủng hoảng này. Các điều khoản cho phép những công ty tư vấn chiến lược chính trị như Cambridge Analytica từng được cấp cho bất kỳ nhà phát triển ứng dụng nào, bây giờ đã không tồn tại. Đó là một "lời nhắc nhở" đáng khích lệ, mặc dù hầu như không có bằng chứng chứng minh rằng dữ liệu của bạn từng được an toàn với Facebook.

    Hãy nhìn vào người đang đưa ra các tuyên bố này. Năm 2010, Mark Zuckerberg đã mạnh dạn tuyên bố rằng ngày nay con người không còn quan tâm đến sự riêng tư trên mạng nữa. "Mọi người thực sự cảm thấy thoải mái khi không chỉ chia sẻ thông tin và nhiều thứ khác, mà còn là công khai hơn và với nhiều người hơn", ông nói với một đám đông trong sự kiện ở San Francisco, Mỹ. "Tiêu chuẩn xã hội đó chỉ là một thứ gì đó, cái đã phát triển theo thời gian".

    Lời tuyên bố đó khiến cho nhiều người thất vọng. Trước đó năm 2007, Mark cũng phải lên tiếng xin lỗi tới tất cả người dùng của mạng xã hội Facebook sau khi họ phải chịu đựng những quảng cáo khó chịu xuất hiện trên trang cá nhân của mình, với nội dung "mách lẻo" về những món hàng họ đã mua sắm online. Khi đó ông thừa nhận rằng công ty "đã làm một việc tồi tệ". Nhưng tiếp sau đó, Facebook lại gây phật lòng các nhóm tự do dân sự với một chính sách bảo mật mới cho phép mọi người kiểm soát được những gì họ có thể làm với dữ liệu của họ và tạo ra những thông tin nhạy cảm như đưa những bức ảnh tiểu sử, vị trí và danh sách bạn bè công khai.

    Đây chỉ là một vài sự kiện náo động đáng chú ý. Và tất cả các phản ứng của vị tỷ phú 33 tuổi này đối với những cuộc tranh luận, về cơ bản đều kết thúc bằng câu: "Chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa".

    Nếu bất kỳ ai nhớ lại về lịch sử của Facebook, họ sẽ nhận ra "tình huống" của Cambridge Analytica như là triệu chứng của một căn bệnh mà Facebook và người dùng của nó đã mắc trong nhiều năm: sự thờ ơ. Bất kể công ty nói gì, lợi ích của nó gắn liền với việc thu thập càng nhiều dữ liệu về người dùng càng tốt và càng được nhiều người dùng cho phép càng tốt. Đó là cách để Facebook có thể bán quảng cáo nhắm mục tiêu và thu lợi nhuận về cho bản thân mình.

    Khi đồng ý với các điều khoản, người dùng thường bỏ qua việc Facebook và các nhà phát triển bên thứ ba có quyền truy cập vào dữ liệu của họ. Aleksander Kogan, nhà nghiên cứu đã tạo ra ứng dụng câu đố cá nhân, dẫn đến việc Cambridge Analytica thu thập dữ liệu trên hơn 50 triệu người dân Mỹ, đã nói với báo chí rằng nhóm của ông nghĩ rằng họ "đang làm cái gì đó thực sự bình thường". Vì bất cứ lý do nào, những người xây dựng ứng dụng trên Facebook và những người sử dụng chúng chỉ cần "tưởng rằng" nó đã nhận được sự đồng ý. Mọi người đều xem là như vậy. Điều đó là bình thường. Bây giờ chúng ta chỉ mới nhận ra mức độ bình thường "khủng khiếp" đến như thế nào.

    Vụ bê bối của Cambridge Analytica xảy ra và Facebook sẽ thay đổi chính sách của họ (một lần nữa). Mark Zuckerberg sẽ tiếp tục nói với chúng ta rằng Facebook sẽ cố gắng hơn nữa. Ông có thể phải làm chứng trước Quốc hội, nhưng vẫn tiếp tục công việc của mình cho dù điều đó sẽ dẫn đến bất kỳ quy định mới nào cho các công ty như Facebook. Mọi người sẽ tiếp tục sử dụng Facebook, Instagram và tất cả các ứng dụng khác trong gia đình. Tất cả những ứng dụng đó sẽ tiếp tục thu thập dữ liệu và chúng có thể sẽ được sử dụng đâu đó ngoài kia.

    Vì vậy, cảm giác phản bội bạn đang cảm thấy bây giờ có thể mờ dần đi, nhưng đừng để nó biến mất. Phản ứng nhạy cảm đối với những phát hiện trong tuần này là điều bắt buộc mà mọi người sử dụng Internet phải lưu tâm, nhất là khi đăng ký các dịch vụ miễn phí như Facebook. Bạn cũng nên giả định rằng dữ liệu của bạn có thể rơi vào tay những người xấu. Những ngày vừa qua, tôi cảm thấy khả năng đó nhiều hơn bao giờ hết.

    Chắc chắn, một lượng lớn dữ liệu trên Facebook, rồi dữ liệu của Instagram và WhatsApp đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình lại hoạt động của nền dân chủ. Sự kiện Cambridge Analytica chỉ là sự khởi đầu. Chúng tôi đã nhắc nhở rằng mạng internet có thể là một điều tồi tệ khi bạn ngừng chú ý. Vì vậy, hãy vui vẻ lên, hỡi những người sử dụng."

    Adam Clark Estes

    Mai Anh

    Let's block ads! (Why?)
    Theo Trang Công Nghệ
     
  2. Facebook comment - Tại sao chúng ta cảm thấy bị Facebook phản bội

Share This Page