Bạn có thể biết chiều cao tương lai của con bằng công thức tính từ chiều cao của cha mẹ. Không phải kết quả hoàn toàn tuyệt đối, song công thức này được sử dụng từ năm 1970 đến nay. Mong mỏi của không ít bậc phụ huynh hiện nay là con cái của họ khi lớn lên sẽ sở hữu vóc dáng cao ráo, đạt "chuẩn" chứ không "nấm lùn" như bố, mẹ. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ khi trưởng thành phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các đặc điểm di truyền giữ vai trò then chốt. Công thức tính chiều cao của trẻ Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một công thức toán học đơn giản, dù vẫn có sai số, giúp các ông bố, bà mẹ có thể phỏng đoán được chiều cao tương lai của con cái họ. Công thức này từng được tiết lộ trên tạp chí New York Times và được sử dụng từ những năm 1970 để dự đoán "hầu hết (chứ không phải tất cả) trẻ em sẽ đạt đến chiều cao trong khoảng dao động tương đối nhỏ, có thể phỏng đoán được thông qua trung bình chiều cao kết hợp của bố và mẹ chúng". Chiều cao của trẻ khi trưởng thành phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo các chuyên gia, công thức được áp dụng cho bé trai và bé gái có khác biệt đôi chút. Cụ thể là: Chiều cao tương lai của bé trai = (chiều cao của bố tính bằng cm + chiều cao của mẹ tính bằng cm + 13cm)/2. Ví dụ: Chiều cao bố: 1,7 m; chiều cao mẹ: 1,6 m. Chiều cao tương lai của con: [(1,7 m + 1,6 m) + 13 cm] /2 = 1,71 m. Chiều cao tương lai của bé gái = (chiều cao của bố tính bằng cm + chiều cao của mẹ tính bằng cm - 13cm)/2. Ví dụ: Chiều cao bố: 1,7 m; chiều cao mẹ: 1,6 m. Chiều cao tương lai của con: [(1,7 m + 1,6 m) - 13 cm] /2 = 1,58 m. Tất nhiên, các công thức phỏng đoán trên không hoàn toàn chính xác, do các yếu tố thuộc về môi trường, chẳng hạn như chế độ dinh dưỡng, cũng có ảnh hưởng rất lớn, quyết định chiều cao của con người. Song, giới nghiên cứu cho biết, các đặc điểm di truyền ước tính quyết định tới 60 - 80% chiều cao cuối cùng của một người khi trưởng thành. Một nghiên cứu đối với 8.798 cặp sinh đôi ở Phần Lan năm 2000 phát hiện, 78% chiều cao của nam giới trưởng thành và khoảng 75% chiều cao của phụ nữ trưởng thành chịu ảnh hưởng của các đặc điểm di truyền. Tuy nhiên, như chúng ta đều biết, không phải mọi đứa trẻ do cùng một cặp vợ chồng sinh ra sẽ có chiều cao như nhau. Khoa học đã chỉ ra rằng, chiều cao có xu hướng giảm xuống ở những đứa con út. Không phải mọi đứa trẻ do cùng một cặp vợ chồng sinh ra sẽ có chiều cao như nhau. Một phương pháp dự đoán chiều cao phổ biến khác là nhân đôi chiều cao của một bé trai lúc 2 tuổi và chiều cao của bé gái lúc 18 tháng tuổi. Hầu hết trẻ em sẽ đạt chiều cao khi trưởng thành dao động trong khoảng 10cm so với kết quả ước tính này. Nhận xét về các công thức phỏng đoán chiều cao tương lai của trẻ, giáo sư David Ravine thuộc Viện nghiên cứu y tế Tây Australia, nhấn mạnh: "Có một danh sách dài các gene tác động đến chiều cao của chúng ta. Thông thường, chiều cao của một người phản ánh chiều cao của bố mẹ. Môi trường cũng có thể tạo ra ảnh hưởng lớn. Chẳng hạn như, tình trạng suy dinh dưỡng thời thơ ấu có thể gây hậu quả tiêu cực đến sự phát triển và chiều cao tối đa lúc trưởng thành. Chế độ dinh dưỡng trong bào thai cũng như trong những năm đầu đời nhìn chung đều ảnh hưởng đến chiều cao tương lai của trẻ". Các yếu tố có ảnh hưởng đến chiều cao tương lai của trẻ Dinh dưỡng Một đứa trẻ thừa cân thường cao lớn hơn so với các bạn cùng lớp, song chưa chắc đã có chiều cao đạt chuẩn trong tương lai. Trong khi đó, hầu hết những đứa trẻ thiếu cân có chiều cao thấp hơn so với độ tuổi, nhưng chúng hoàn toàn có chiều cao đạt chuẩn khi lớn lên nếu được cân bằng chế độ dinh dưỡng ngay từ nhỏ. Hormone Sự mất cân bằng hormone, chẳng hạn như hormone tăng trưởng, hormone tuyến giáp, thiếu hụt dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm. Vì vậy, điều quan trọng là chú ý đến mức độ các hormone trong cơ thể để có phương pháp điều chỉnh phù hợp giúp trẻ phát triển chiều cao theo đúng biểu đồ tăng trưởng của bác sĩ. Thuốc men Một số loại thuốc, đặc biệt là sử dụng lâu dài corticosteroid (như prednisone), có thể làm chậm sự tăng trưởng. Điều kiện sức khỏe Trẻ em mắc một số bệnh mãn tính như viêm khớp nặng, bệnh celiac không được điều trị hoặc ung thư, có thể ảnh hưởng đến chiều cao trong tương lai. Di truyền Trẻ em mắc hội chứng Down, hội chứng Noonan hoặc hội chứng Turner có xu hướng thấp hơn so với các thành viên khác trong gia đình. Trong khi đó trẻ mắc hội chứng Marfan Syndrome lại tăng chiều cao một cách bất thường. Ngoài ra, tập thể dục, ô nhiễm, giấc ngủ, khí hậu, chế độ ăn uống, và tâm lý phúc lợi có thể cũng tác động đến sự tăng trưởng của trẻ. Một số trẻ bắt đầu giai đoạn tăng trưởng sớm, trong khi số khác lại chậm. Nếu bạn lo ngại về tăng trưởng của trẻ, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ. Với biểu đồ tăng trưởng chuẩn của bác sĩ, bạn xác định được tốc độ tăng trưởng của con mình và dự đoán được chiều cao tương lai của trẻ. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV