Thử nghiệm của MythBusters sẽ kiểm chứng tốc độ của viên đạn hay tốc độ phản xạ của cơ thể, ai sẽ là người chiến thắng. Tuy nhiên đây là thử nghiệm rất nguy hiểm, bạn chỉ nên xem tham khảo, không nên thực hiện tại nhà. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ khoảnh khắc nhân vật Neo (Keanu Reeves đóng) né đạn trong phim Ma Trận? Cảnh phim này dường như đã trở thành huyền thoại, làm nên tên tuổi cho 3 phần phim Ma Trận sau này, thậm chí cho đến bây giờ trông nó vẫn rất "ảo diệu" khi xem lại. Nhưng trong đời thực, liệu chúng ta có thể tránh né một viên đạn không? Phản xạ của con người liệu có thể chiến thắng viên đạn đang bay với tốc độ cao hay không? Để đi tìm kiếm câu trả lời, Adam Savage và Jamie Hynerman, những người thực hiện chương trình khoa học nổi tiếng MythBusters (kênh Discovery) đã tiến hành một thí nghiệm chân thực nhưng thay đạn thật bằng đạn giấy để đảm bảo tính an toàn. Cảnh phim này dường như đã trở thành huyền thoại. Theo phân chia công việc, Jamie sẽ thử né tránh các viên đạn bắn ra từ khẩu súng bắn tỉa do Adam điều khiển. Cuộc thử nghiệm đầu tiên diễn ra với khoảng cách 180m và kết quả là Jamie không thể tránh được viên đạn. Sau đó, họ thử nghiệm với khoảng cách xa hơn là 365m, dù đã cố gắng rất nhiều nhưng Jamie vẫn thất bại trong nỗ lực tránh né viên đạn. Adam và Jamie sau đó đã hoán đổi vai trò cho nhau nhưng kết quả vẫn vậy. Trước đó, cả hai đã tiến hành thử nghiệm né đạn ở điều kiện trong phòng và cho kết quả khả quan, đó là bởi họ có thể thấy ánh sáng trước khi viên đạn bay ra một cách rõ ràng. Còn trong thực tế, ánh sáng này rất nhỏ và bị ánh sáng tự nhiên làm giảm cường độ. Cuối cùng họ thử nghiệm với khoảng cách xa hơn là 457m. Lần này, Jamie đã có thể tránh được viên đạn bắn từ khẩu súng của Adam. Tuy nhiên cả hai chưa hài lòng với thí nghiệm này vì nó được bố trí để họ có thể thấy ánh sáng trước khi viên đạn bay ra tốt nhất. Ngoài ra, phản xạ của Jamie cũng ngày càng nhanh hơn sau mỗi lần tập tránh né viên đạn, đó cũng là yếu tố góp phần để thử nghiệm thành công. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV