VideoThời sựGóc nhìnThế giớiKinh doanhGiải tríThể thaoPháp luậtGiáo dụcSức khỏeGia đìnhDu lịchKhoa họcSố hóaXeCộng đồngTâm sựCười Thứ bảy, 17/3/2018 | 15:30 GMT+7 Các sư thầy ở chùa Vạn Thọ (quận 1, TP HCM) 40 năm năm qua chữa bệnh xương khớp, bong gân miễn phí cho người nghèo. Đều đặn vào chiều thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, phòng khám "trật đả cốt" nằm trong khuôn viên chùa Vạn Thọ lại mở cửa, đón nhiều người đến chữa các bệnh về xương khớp, bong gân. Trụ trì chùa là hòa thượng Thích Thanh Sơn (89 tuổi), cũng là người thành lập phòng khám. "Việc khám chữa bệnh tại chùa có từ trước năm 1975, sau đó xin lại giấy phép hoạt động. Nhà chùa làm vì tâm, vì mọi người và xã hội. Y tế quận cũng tạo điều kiện thuận lợi cho chùa chữa bệnh", cao tăng chia sẻ. Hiện chùa có ba sư tăng thay phiên nhau chữa bệnh, cùng nhiều phật tử phụ giúp. Cứ 14h từ thứ 2 đến thứ 7, các bệnh nhân nhận số thứ tự để khám bệnh. Thông tin người bệnh cũng được ghi lại để các thầy tiện theo dõi việc điều trị. Lương y Đức Nguyên xem ảnh chụp X-quang để chẩn đoán, chữa trị cho bệnh nhân ở quận Thủ Đức. "Nhà chùa chủ yếu chữa được các chứng bong gân, trật khớp, còn với những ca khó hơn chúng tôi phải chuyển bệnh nhân đến bệnh viện tuyến trên", sư tăng gắn bó gần 20 năm với công việc chữa bệnh tại chùa Vạn Thọ, chia sẻ. "Giúp được người nghèo là niềm vui và cũng là việc thiện của một nhà tu hành phải làm. Chỉ mong sao bệnh nhân đến đây chữa trị khỏi rồi thì không phải quay lại nữa", thầy Nguyên nói. "Tôi bị té xe dẫn đến rạn vai, cổ và mắt trái đau nhức suốt hai tháng, đến chùa được thầy cho thuốc và đắp một thời gian thì khỏe. Từ đấy, cứ hai ngày trong tuần, tôi ghé vô chùa để chữa trị", ông Vũ Văn Chung 63 tuổi ở quận Phú Nhuận, kể. Bệnh nhân được nhà chùa cấp phát thuốc chữa và băng bó cẩn thận. Chi phí khám chữa bệnh hoàn toàn miễn phí, bệnh nhân vẫn có thể công đức tùy tâm cho chùa. "Tiếng lành đồn xa, vui thì thật vui nhưng tôi cũng thấy lo vì nguồn thuốc luôn khan hiếm. Mấy năm nay, để tiết kiệm chi phí và duy trì thảo dược, nhà chùa đã phải gửi giống cây thuốc cho các phật tử nhiều nơi trồng ở Đồng Nai và Tiền Giang. Tôi còn dặn các phật tử khi nào chùa cần thuốc, dù phải nhổ cây non cũng phải làm vì việc cứu người là trên hết", thầy Thích Thanh Sơn chia sẻ khó khăn. Những phật tử làm công quả tại chùa phụ trách việc bốc thuốc, băng bó vết thương và đón tiếp các bệnh nhân. "Tôi làm ở chùa đã 8 năm nay vì ban đầu chùa thanh vắng, ít người theo công việc này nên quyết định phụ giúp", phật tử Nguyễn Thị Tuyết Mai cho biết. Thành Nguyễn Khỏe đẹp Cô gái Đồng Nai chỉnh sửa nhan sắc sau tai nạn giao thông Hướng dẫn tập các động tác plank cho eo thon Hành trình khôi phục dáng vóc và làn da của bà mẹ 9x Cô gái Hà Nội ốm yếu bệnh tật lột xác nhờ gym Xem kết quả Xem kết quả Trắc nghiệm bạn có bị trầm cảm Các bệnh Khi răng khôn mọc dại gây biến chứng nguy hiểm Nhiễm khuẩn, sâu răng, u nang, viêm nướu... là những vấn đề có thể bạn gặp phải khi mọc răng khôn. Khát khao được tự đi trên đôi chân của người bệnh khớp Không đủ tiền thay khớp háng, khớp gối, nhiều người chịu đau đớn đi lại bằng nạng, có người phải bò hoặc nằm một chỗ. 4 quy tắc nhận diện nhanh người bị tai biến mạch máu não Để nhận biết các dấu hiệu tai biến mạch máu não, hãy nhớ từ FAST bao gồm Face (khuôn mặt), Arm (tay), Speech (lời nói) và Time (thời gian). Dinh dưỡng Phụ nữ tuổi trung niên ăn gì để đẹp da chắc xương? Các loại đậu, hạt như hạt bí ngô, hướng dương, hạnh nhân giúp giảm khô da; mỗi tuần nên ăn ba quả trứng, tốt nhất là hột vịt lộn. Ăn chuối thường xuyên có lợi cho sức khỏe như thế nào Cách làm bữa sáng đủ chất cho người muốn giảm cân Chia sẻ bài viết qua email Trang chủ Tìm kiếm Tải VnExpress App × Mua hàng tại Tin Học Như Ý Nguồn: VNExpress