15 hành tinh này thuộc các hệ mặt trời khác gần với hệ mặt trời chúng ta biết, có thể chứa nước ở dạng lỏng – một trong các yếu tố quan trọng nhất để duy trì sự sống. Nghiên cứu mới do Trường Đại học Khoa học thuộc Viện Công nghệ Tokyo (Nhật Bản) công bố. Các hành tinh mới phát hiện quay quanh một số ngôi sao lùn đỏ nhỏ ở gần Trái đất. Các nhà khoa học đã tiếp cận chúng bằng công cụ mô phỏng khí hậu toàn cầu 3 chiều và phát hiện ra rằng chúng có thể chứa nước, hoàn toàn ở dạng lỏng, thứ mà chúng ta luôn tìm kiếm trong các hành trình tìm sự sống ngoài trái đất khác. Tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh là sứ mệnh được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới theo đuổi - (ảnh: Viện Công nghệ Tokyo). Ứng cử viên sáng giá nhất là ngôi sao lùn đỏ K2-155, cách trái đất 200 năm ánh sáng (mỗi năm ánh sáng tương đương 6.000 tỉ dặm). Quay quanh nó là 3 hành tinh được mô tả là "siêu trái đất": chúng lớn hơn Trái đất của chúng ta, và rất có thể sở hữu những điều kiện khí hậu tương tự. "Trong những mô phỏng của chúng tôi, khí quyển và thành phần của các hành tinh này được cho là giống trái đất" – nhà khoa học vũ trụ Teruyuki Hirano, đến từ khoa Khoa học trái đất và hành tinh, cho biết. Nhóm nghiên cứu đang tiến hành thêm các điều tra về nhiệt độ và bán kính của sao lùn đỏ K2-155 để xác nhận nó đủ chuẩn để trở thành trung tâm của một hệ mặt trời có sự sống hay không. Trước đó, 7 "miền đất hứa" khác cũng được NASA khám phá ra và công bố vào tháng 2/2017, quay quanh ngôi sao TRAPPIST-1 cách trái đất 39 năm ánh sáng, với 3 trong số các hành tinh của nó có thể có nước. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV