Chi giả đã được cải tiến rất nhiều trong hơn nửa thế kỷ qua. Từ chỗ chỉ là các bộ phận nhân tạo cứng nhắc, những đột phá công nghệ ngày nay đã có thể tạo ra những chi giả có cảm giác như thật và điều khiển bằng não bộ. Tất nhiên, là những bộ phận giả, chúng vẫn chưa thể giúp người dùng cảm nhận được như chân tay thật. Nhưng theo trang tin BGR thì vấn đề này sắp được giải quyết, khi các nhà khoa học đã phát triển được một giải pháp cho phép người dùng chi giả cảm nhận được các vật thể bằng trực giác, từ đó có thể cầm, nắm, điều khiển mọi thứ mà thậm chí không cần nhìn vào chúng như thông thường. Nghiên cứu này đã được xuất bản trên tạp chí Science Translational Medicine, là một bước tiến lớn trong việc tạo ra các chi giả với đầy đủ khả năng hoạt động như chi thật. Chi giả đã được cải tiến rất nhiều trong hơn nửa thế kỷ qua. Cụ thể, nghiên cứu này tập trung vào khả năng cảm nhận những rung động nhẹ gần khu vực chi đã bị cắt cụt để "nhại" lại những cảm giác của chuyển động cơ bắp tự nhiên. Những cảm giác này chính là thứ thông báo cho bộ não của chúng ta biết các chi đang làm gì ngay cả khi chúng ta không hề nhìn thấy chúng. Trong giai đoạn hiện tại, các nhà khoa học chỉ thử nghiệm bước đầu hệ thống này trên các bệnh nhân sử dụng tay giả. Đối tượng thử nghiệm của các nhà nghiên cứu là ba bệnh nhân từng tham gia phẫu thuật cấy ghép các chi giả có khả năng điều khiển thông qua não bộ. Phẫu thuật này bao gồm việc tái định hướng các dây thần kinh trong phần tay còn sót lại để cho phép tay giả nhận tín hiệu từ não bộ và "phiên dịch" tín hiệu này ra thành các chuyển động tương ứng. Các bệnh nhân được trang bị các phụ tùng nhỏ có khả năng kích hoạt phản hồi rung khi họ di chuyển cánh tay giả, sau đó tiến hành một số thao tác để kiểm tra xem hệ thống này tác động như thế nào đến khả năng điều khiển của họ. Kết quả cho thấy, hệ thống phản hồi cảm giác nhân tạo này cực kỳ hữu dụng, và các nhà nghiên cứu nhận ra rằng nó đã thực sự nâng cao khả năng sử dụng chi giả của bệnh nhân mà không cần họ phải nhìn vào vật thể muốn cầm nắm. Khi nhìn trực tiếp, các bệnh nhân thậm chí còn thực hiện các thao tác chính xác hơn rất nhiều so với thông thường. Theo tác giả nghiên cứu - Paul Marasco đến từ Phòng bệnh Cleveland Clinic - thì nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm các cánh tay giả có khả năng chạm, di chuyển và điều khiển thông qua các mô-tơ cùng một lúc, để khi các bệnh nhân nghĩ về việc di chuyển cánh tay, họ sẽ cảm nhận được nó đang di chuyển trong không khí, và khi họ lấy một thứ gì đó, họ sẽ cảm nhận được cảm giác chạm giống hệt như cảm giác trước kia trên cánh tay thật. Trong thời gian tới, họ sẽ thử nghiệm bước tiếp theo: tích hợp mọi thứ nêu trên vào một hệ thống hoàn chỉnh. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV