Có một hành tinh lùn, mà bản thân sự tồn tại của hành tinh đó là một điều bí ẩn, tên hành tinh này Sedna. Tiểu hành tinh Sedna. Không ai biết chắc nó đang làm gì trong Hệ Mặt trời của chúng ta. Nhà thiên văn học Phil Plait: "Sedna có thể được xem như vậy thể đơn độc dị thường nhất Hệ Mặt trời". Ở đây, chúng ta có một hành tinh lùn chỉ rộng 1600km, nhưng nó nằm rất, rất xa trong Hệ Mặt trời, xa hơi nhiều so với sao Hải Vương. Sedna là vật thể xa nhất chúng ta nhận diện được trong Hệ Mặt trời. Nhà thiên văn học Kevin Walsh: "Đứng trên bề mặt Sedna nhìn về Hệ Mặt trời, Mặt trời sẽ giống như một vì sao rất sáng, nhưng cũng không hơn gì một ánh sao sáng mà thôi". Giống như sao Diêm Vương, Sedna có quỹ đạo hình elip khá bất thường. Sự khác biệt là Sedna di chuyển cách Mặt Trời 11 - 150 tỷ km, và khác với sao Diêm Vương, quỹ đạo của nó không thể giải thích là do nằm gần sao Hải Vương. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV