Chiến dịch diệt cự đà gây tranh cãi của các nhà nghiên cứu Mỹ

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Mar 13, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 185)

    [​IMG]

    Cự đà xanh là một trong những loài xâm hại ở Florida. Ảnh: AFP.

    Nhóm nghiên cứu ở Đại học Florida (UF) tại hạt Broward, bang Florida, Mỹ, tiến hành săn cự đà trong dự án kéo dài ba tháng do Ủy ban Bảo tồn Cá và Động vật hoang dã Florida (FFWCC) ủy thác nhằm quyết định cách tốt nhất để loại trừ chúng, Newsweek hôm qua đưa tin. Để giết cự đà, các nhà nghiên cứu sử dụng một khẩu súng gây tê đánh mạnh vào đầu con vật.

    "Những gì chúng tôi đang làm chủ yếu là tạo ra thương tích từ lực đánh bằng vật cùn. Đập mạnh một vật cứng vào đầu chúng", Jenny Ketterlin, một nhà sinh vật học nghiên cứu động vật hoang dã ở UF, cho biết.

    Theo Ketterlin, biện pháp này phá hủy não nhanh chóng và thực sự là cách nhân đạo nhất để giết cự đà. Dù nghe có vẻ dã man, kỹ thuật không vi phạm bất kỳ quy định nào về chống cư xử tàn ác với động vật của ban. Nhóm nghiên cứu đã giết chết tổng cộng 249 con cự đà bằng cách này. Tuy nhiên, biện pháp đập vỡ sọ gây ra nhiều tranh cãi. Susan Kelleher, bác sĩ thú y ở địa phương, cho rằng đây là cách làm độc ác. Kelleher đề nghị sử dụng biện pháp nhân đạo hơn là gây mê, sau đó tiêu hủy cự đà.

    "Cự đà là loài xâm hại ở Florida và có thể gây phiền toái cho các chủ nhà hoặc ảnh hưởng tới động vật hoang dã bản xứ. Cự đà có thể ăn cây cỏ và động vật bản xứ, đồng thời đào sâu ở nhiều nơi, gây ra tình trạng xói mòn", Carli Segelson, phát ngôn viên của FFWCC, nói.

    Gary Fishman, một cư dân ở thành phố Boynton Beach, cho biết anh đã giết chết hơn 100 con cự đà bằng đạn hơi để bảo vệ cảnh quan. "Cự đà không thuộc về nơi này. Cần phải tiêu diệt chúng. Chúng không thể chuyển đi nơi khác nên cần diệt trừ", Fishman nhấn mạnh. Tuy nhiên, Fishman cho rằng biện pháp đập vỡ sọ có thể đi quá xa. "Theo ý tôi, sử dụng đạn hơn nhân đạo hơn", Fishman nhận xét.

    Cự đà xanh có thể dài tới hơn 1,5 mét, là động vật bản xứ ở Trung Mỹ, các khu vực nhiệt đới của Nam Mỹ và một số hòn đảo ở phía đông Caribe. Loài vật này được ghi nhận lần đầu tiên ở Florida vào thập niên 1960. Những quần thể ban đầu nhiều khả năng bắt nguồn từ các cá thể bỏ trốn khỏi vườn thú hoặc nhà chủ, hoặc đi theo tàu chở hàng từ Nam Mỹ.

    Phương Hoa

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Chiến dịch diệt cự đà gây tranh cãi của các nhà nghiên cứu Mỹ

Share This Page