Bạn đã nghiện smartphone rồi đấy...

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Mar 26, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 457)

    Con người đang dần biến mình thành “nô lệ” của công nghệ, đặc biệt là các sản phẩm smartphone.
    Kết nối luôn là một nhu cầu thiết yếu của con người, đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại như hôm nay. Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Wikia, gần một nửa số người trẻ kết nối khoảng 10 tiếng một ngày, khoảng một phần tư nhắn tin, check email, Facebook... ngay trong vòng 5 phút sau khi thức dậy mỗi sáng. Với chu trình kết nối dày đặc như thế, bạn có cảm thấy mệt mỏi không?
    Dưới đây là 6 dấu hiệu của việc bạn đang mệt mỏi vì công nghệ nhưng không thể kiềm chế nhu cầu sử dụng của bản thân.
    1. Phải trả lời tất cả mọi thứ... ngay lập tức
    [​IMG]
    Một khảo sát về thói quen sử dụng điện thoại khi ngủ.

    Nếu các tin nhắn không được trả lời làm bạn cảm thấy bồn chồn, smartphone có lẽ đang làm cuộc sống của bạn thêm căng thẳng thay vì làm nó dễ dàng và tiện lợi hơn. Không dừng lại ở đó, nếu điện thoại thông minh không ngừng làm đứt quãng công việc bạn đang làm dù cho chúng là gì đi nữa thì hành vi sử dụng điện thoại của bạn đã đạt đến ngưỡng khó thể cưỡng lại được. Bất cứ khi nào bạn nghĩ đến điện thoại hay những tin nhắn SMS, hãy từ từ nhắc nhở bản thân rằng mọi thứ có thể không khẩn cấp như bạn vẫn nghĩ. Hãy đặt điện thoại ở một căn phòng khác khi đi ngủ và cất nó trong túi xách thay vì để trong túi quần khi đang trong lớp học là một vài gợi ý vừa có thể đảm bảo sức khỏe cho bạn vừa nâng cao hiệu quả tập trung cho công việc.
    2. Mắc phải "Hội chứng tưởng tượng điện thoại di động"
    [​IMG]
    Đã bao giờ bạn cảm thấy tương tự chưa?

    Bạn rõ ràng cảm thấy chiếc điện thoại vừa rung lên trong túi quần, thế nhưng, khi bạn lấy nó ra lại chẳng có tin nhắn hay bất cứ cuộc gọi nhỡ nào? Hội chứng tưởng tượng điện thoại di động là một dấu hiệu thực tế của việc một cá nhân bắt đầu nghiện công nghệ. Và đáng tiếc là hội chứng này phổ biến hơn bạn có thể tưởng tượng. Theo một nghiên cứu được tiến hành ở Trường Đại học Fort Wayne, Ấn Độ, có đến 89% sinh viên thừa nhận mình đã từng có những biểu hiện của hội chứng này.
    3. FOMO – Sợ lỡ mất cuộc vui
    [​IMG]
    FOMO đặc biệt trở nên trầm trọng với sự giúp sức của các mạng xã hội.

    Bạn luôn bị ám ảnh bởi những gì người khác đang làm và bạn lo lắng nếu mình không thường xuyên online thì chắc chắn sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều thú vị? Biểu hiện tâm trạng này được các nhà khoa học đặt tên FOMO (“fear of missing out” – tạm dịch: sợ bỏ lỡ một điều điều gì đó). FOMO đặc biệt nở rộ trong thời đại của điện thoại thông minh và các mạng xã hội như Facebook hay Twitter. Cách tốt nhất để chống lại nó đó là tạo cho bản thân khả năng nói “không” trong một số trường hợp nhất định và hãy làm những gì bạn muốn thay vì làm những gì người khác đang làm và nói bạn phải làm.
    4. Không chú ý đến bạn bè và người thân
    [​IMG]
    Những hình ảnh như thế này bạn có thể bắt gặp ở bất cứ đâu.

    Hình ảnh những nhóm bạn trẻ ngồi cà phê hoặc ăn tối cùng nhau thế nhưng ai cũng cắm cúi vào những thiết bị di động thay vì trò chuyện vui vẻ chắc hẳn đã trở nên không còn lạ lẫm gì trong cuộc sống hôm nay. Trong khi chẳng có gì sai trái khi bạn trả lời một cuộc gọi quan trọng khi đi chơi cùng bạn bè hay người thân, nếu bạn dành phần lớn thời gian chỉ để lướt Facebook, có lẽ đã đến lúc bạn cần “chấn chỉnh” ngay thói quen của mình. Để giữ gìn những mối quan hệ, hãy dành thời gian cho những người mình yêu quý và đặt chiếc smartphone đằng sau.
    5. Bất an khi không được sử dụng điện thoại
    [​IMG]
    Hãy tập thói quen sử dụng điện thoại thông minh và hợp lý.

    Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc phải tắt và không tiếp xúc với điện thoại cũng mang lại cảm giác day dứt và khó chịu cho mỗi cá nhân y như những gì nghiện các chất kích thích mang lại. Nếu bạn đang mắc phải trường hợp tương tự hãy bình tĩnh hít thở thật sâu, đi dạo hoặc tập cho mình thói quen chơi thể thao để chiến thắng nó.
    6. Chất lượng làm việc sa sút
    [​IMG]
    Đừng để điện thoại làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

    Bạn cảm thấy khó khăn trong việc tập trung trong giờ học và chỉ chăm chăm đợi chuông reo hết tiết để có thể sử dụng điện thoại hoặc thậm chí tồi tệ hơn, bạn lén lút nhắn tin trong lớp? Rất có thể bạn đã nghiện điện thoại và nó sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập của bạn. Nếu bạn không thể cưỡng lại sự quyến rũ của smartphone, hãy thử tìm một số ứng dụng chặn truy cập vào các mạng xã hội trong một khoảng thời gian nhất định cho điện thoại xem.
    Theo kenh14.vn
    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - Bạn đã nghiện smartphone rồi đấy...

Share This Page