Dịch thủy đậu vào mùa ở phía Nam, nhiều em bé nhập viện

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Mar 7, 2018.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 153)

    Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, ngày 7/3 viện đang điều trị cho 7 em bé bị thủy đậu, có bé chưa đầy một tháng tuổi. Hầu hết bệnh nhi từ các tỉnh được chuyển về TP HCM điều trị.

    "Dịch thủy đậu thường xuất hiện từ đầu năm đến khoảng tháng 6. Năm nay chỉ mới đầu mùa dịch nhưng lượng trẻ nhập viện tăng cao", bác sĩ Khanh cho biết. Từ đầu năm đến nay bệnh viện tiếp nhận 43 bệnh nhi. Nguyên nhân thường do người mẹ không chích ngừa hoặc tiêm chủng thủy đậu không đầy đủ, khi mắc bệnh tiếp tục lây cho con.

    [​IMG]

    Bệnh nhi đang điều trị thủy đậu tại Bệnh viện Nhi đồng 1 ngày 7/3. Ảnh: L.P.

    Phụ nữ mang thai, đặc biệt thai kỳ khoảng 13-20 tuần, do hệ miễn dịch suy giảm nên nếu mắc thủy đậu có thể dẫn đến sảy thai hoặc để lại dị tật cho bé. Trẻ sơ sinh bị thủy đậu lây truyền từ mẹ diễn biến cũng rất nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong lên đến 30%.

    Bệnh thủy đậu xuất hiện 10-14 ngày sau khi có tiếp xúc với người bệnh. Khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân. Mụn nước xuất hiện rất nhanh, trong vòng 12-24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có kích thước 1-3 mm, chứa dịch trong. Những trường hợp nặng mụn nước to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

    Bên cạnh mụn nước, trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn; người lớn hay trẻ lớn sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói. Bệnh kéo dài 7-10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước nhưng không để lại sẹo. Trường hợp bị nhiễm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo. Biến chứng có thể gặp là viêm phổi, viêm não, rối loạn tâm thần, co giật, hôn mê, thậm chí tử vong...

    Thống kê của Cục Y tế Dự phòng năm 2017 cả nước ghi nhận gần 40.000 ca thủy đậu, xuất hiện tập trung vào các tháng 2-5, đỉnh dịch vào tháng 3. Trẻ mắc bệnh cần được đưa đến viện khám. Người nhà không nên dùng các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc để tự chữa bệnh ngoài da cho trẻ.

    Phụ nữ nên tiêm văcxin phòng bệnh trước khi có thai, không được tiêm khi đã mang thai. Trẻ từ một đến 12 tuổi chỉ cần một liều văcxin là đủ ngừa bệnh. Từ 13 tuổi trở lên, mỗi người cần được tiêm hai liều cách nhau ít nhất sáu tuần.

    Sai lầm khi mắc thủy đậu

    Kiêng tắm, kiêng ăn, bé sẽ dễ bị nhiễm trùng do da ẩm ướt không sạch. Kiêng ăn khiến trẻ suy dinh dưỡng thêm, giảm sức đề kháng nên khó lành bệnh.

    Kiêng gió, trùm kín để "đậu" xổ ra hết không lậm vào nội tạng. Thực tế trẻ xuất hiện các nốt thủy đậu càng ít thì chứng tỏ sức đề kháng tốt và ít biến chứng hơn.

    Tắm hay uống nước gốc rạ: Cách này không có tác dụng chữa bệnh mà có thể gây nhiễm trùng thêm hay ngộ độc hóa chất nông nghiệp từ trong gốc rạ.

    Lê Phương

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Dịch thủy đậu vào mùa ở phía Nam, nhiều em bé nhập viện

Share This Page