Chim cốc lao xuống biển giật mồi trên mình cá mập voi

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Mar 7, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 168)

    [​IMG]

    Một nhóm thợ lặn rất kinh ngạc khi chứng kiến con chim cốc kiên trì lặn xuống dưới những ngọn sóng và bứt cá giác mút bám vào cá mập voi. Cảnh tượng được công ty Manta Scuba Diving ghi hình ở vùng biển ở mũi bán đảo Baja California thuộc Mexico năm 2011 và chia sẻ lại gần đây trên Facebook, theo National Geographic.

    "Tôi đã nghiên cứu cá mập voi suốt 25 năm và chưa bao giờ trông thấy hành vi đó trước đây", Brad Norman, nhà thám hiểm National Geographic, một trong những chuyên gia hàng đầu về cá mập voi, cho biết.

    Cá giác mút sinh tồn bằng cách bám vào những con vật lớn hơn và ăn những mẩu thịt vụn chúng làm rơi vãi. Một số con thậm chí còn sống dựa vào phân. Trên thực tế, loài cá này chuyên đi nhờ cá mập, cá voi, rùa, và bò biển trong thời gian lâu tới mức chúng tiến hóa với những giác mút rất khỏe ở trán.

    Trong khi đó, chim cốc sở hữu chiếc mỏ khoằm và bàn chân lớn có màng, cho phép chúng lặn xuống mặt biển và săn cá. Một số cá thể thậm chí có thể lao xuống độ sâu tương đương một tòa nhà 13 tầng.

    Mark Meekan, nhà nghiên cứu ở Viện Khoa học Hải dương Australia, cho biết ông và đồng nghiệp từng tính toán lực cản mà cá giác mút gây ra với vật chủ khi di chuyển trong nước. Theo Meekan, một hoặc hai con cá giác mút chắc chắn không thể làm chậm con cá mập voi dài 12 mét, nhưng lực cản sẽ tăng lên khi càng có nhiều cá giác mút đeo bám. Đôi khi, có tới hơn trăm con cá giác mút cùng treo lủng lẳng bên mình cá mập.

    Cá giác mút cũng giúp ích cho cá mập voi, Norman cho biết. Chúng dọn sạch những động vật giáp xác nhỏ tên copepod và những ký sinh trùng khác trên da cá mập voi.

    Phương Hoa

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Chim cốc lao xuống biển giật mồi trên mình cá mập voi

Share This Page